Kính thiên văn được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào kết cấu quang học mà sẽ có các loại kính sau mà các bạn thường gặp nhất đó là kính thiên văn khúc xạ, kính thiên văn phản xạ và kính thiên văn tổ hợp.

Tuy nhiên việc sử dụng kính thiên văn không chỉ dừng lại ở việc sử dụng tùy vào kết cấu của thân ống kính mà còn có cách chuyển động kính nằm ở chân đỡ. Có khá nhiều kiểu chân đỡ khác nhau nhưng sẽ có một vài kiểu chân thông dụng đó là chân đế AZ, EQ, Dobson, Goto(tự động),…

Mặc dù với mỗi kiểu kính kết hợp với chân thì sẽ có cách sử dụng khác nhau nhưng ở đây sẽ có những quy tắc chung để các bạn sử dụng bất kì kính thiên văn với bất kì kiểu chân nào:

  • Với kính có trang bị nhiều thị kính với nhiều tiêu cự khác nhau thì bạn nên sử dụng thị kính với tiêu cự dài nhất hoặc con số mm là lớn nhất (ví dụ bạn có tiêu cự thị kính lần lượt là 4mm; 12.5mm; 20mm, thì bạn hãy dùng chiếc thị kính tiêu cự 20mm trước với bất kì đối tượng quan sát nào hoặc bắt đầu quan sát)

 

– Lý do: Bởi vì khi sử dụng những chiếc thị kính tiêu cự dài nhất thì bạn sẽ quan sát với một trường nhìn rộng và ánh sáng thu được sẽ là tốt nhất cho nên sẽ dễ dàng quan sát hơn khi bạn sử dụng các thị kính tiêu cự ngắn hơn.

  • Với một số kính có trang bị kính ngắm quang học Finder hoặc kính ngắm Red dot thì trước khi quan sát thì bạn nên chỉnh làm sao để tâm của kính ngắm (có thể là tâm chữ thập đối với kính ngắm quang học và tâm đỏ đối với Red dot) gần như trùng với ảnh thu được khi quan sát thị kính.

-Lý do: Bởi vì với các bạn mới quan sát thì kính ngắm đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu hay các đối tượng trên bầu trời. Nếu các bạn không chỉnh chính xác hoặc ngắm mục tiêu bằng thân ống kính thiên văn thì sẽ mất rất nhiều thời gian và độ chính xác không cao.

  • Ngoài ra còn một số điều cơ bản khác đó là:
  • Cần phải mở nắp các vật kính, thị kính, kính ngắm, gương chéo… khi sử dụng và ngược lại
  • Tránh quan sát trực tiếp với mặt trời qua kính thiên văn, nếu muốn quan sát cần phải có kính lọc dành cho quan sát mặt trời
  • Khi sử dụng cần phải ngắm đúng mục tiêu đây là một điều quan trọng mình sẽ nói chi tiết ở bài viết khác
  • Khi quan sát phải kết hợp xoay chỉnh nét để làm sao ảnh thu được là nét nhất với mỗi thị kính và tiêu cự khác nhau.