Chiêm ngưỡng Mưa sao băng Perseids 2023 – Một trong hai mưa sao băng đẹp nhất năm

Bài viết tham khảo từ Space.com

0
125
Mưa sao băng Perseids

Chắc hẳn các bạn đều mong chờ trận mưa sao băng tháng 8 sắp tới đúng không? Cùng Hội thiên văn Hà Nội (HAS) tìm hiểu chi tiết về sự kiện thiên văn đáng mong đợi này nhé.

Nguồn gốc của mưa sao băng Perseids

Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) là một trong những màn trình diễn sao băng ấn tượng nhất năm luôn được săn đón. Các sao băng Perseids được tạo ra khi Trái Đất đi qua các mảnh vụn băng đá – là tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle khi nó đến gần Trái Đất năm 1992.

See Explanation. Clicking on the picture will download the highest resolution version available.
Một sao băng Perseid và Dải Ngân Hà – Jens Hackmann.

Mưa sao băng Perseids có cực đại vào khoảng ngày 12, 13 tháng 8 hàng năm. Số lượng sao băng một giờ có thể lên tới 150-200 vệt vào những năm không trăng (2016 là một ví dụ).

Trung bình, bạn có thể chiêm ngưỡng 100 sao băng mỗi giờ vào thời gian cực đại của Perseids, theo NASA.

Các thiên thạch Perseids

Một thiên thạch Perseid (khi chúng ở ngoài vũ trụ) thông thường di chuyển với tốc độ khoảng 200,000 km/h khi đi vào khí quyển Trái Đất (được gọi là sao băng). Hầu hết các sao băng Perseid đều nhỏ nên không để lại tàn tích trên mặt đất, nếu có thì chúng được gọi là “vẫn thạch“.

Các sao băng Perseids là vật thể nóng bỏng, lên đến hơn 1650 độ C khi đi vào khí quyển Trái Đất, đồng thời nén và làm nóng không khí phía trước. Hầu hết các sao băng sẽ được nhìn thấy khi chúng cách mặt đất khoảng 97 km.

Sao chổi Swift-Tuttle

Sao chổi Swift-Tuttle được phát hiện độc lập bởi hai nhà thiên văn học Lewis Swift và Horace Tuttle năm 1862. Lần cuối nó ghé thăm Trái Đất là năm 1992, tuy nhiên khá mờ nhạt khi quan sát bằng mắt thường. Lần ghé thăm tiếp theo vào năm 2126, có khả năng sẽ toả sáng như sao chổi Hale-Bopp năm 1997.

Sao chổi Swift-Tuttle được biết đến là vật thể lớn nhất băng qua Trái Đất theo chù kì, nhân của nó rộng khoảng 26 km.

Tên gọi mưa sao băng Perseids

See Explanation.Moving the cursor over the image will bring up an annotated version. Clicking on the image will bring up the highest resolution version available.
Ảnh: Các sao băng phát ra từ chòm sao Perseus (Anh Tiên) năm 2018- Petr Horálek.

Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao mà từ đó các thiên thạch xuất hiện. Quan sát từ Trái Đất, các sao băng Perseids xuất hiện trực tiếp từ chòm sao Perseus (Anh Tiên).

Bạn có thể quan sát mưa sao băng Perseids tốt nhất ở bán cầu Bắc, tất cả điều bạn cần là một không gian tối, một nơi yên tĩnh và sự kiên nhẫn.

Hướng dẫn quan sát

Vị trí quan sát

The picture shows a split image of the Perseid Meteor Shower in 2020. The left image is from a darker sky and shows more meteors than the right. Please see the explanation for more detailed information.
Sự khác biệt giữa số lượng sao băng ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng – Tomas Slovinsky (Slovakia) & Petr Horalek.

Để tìm kiếm các sao băng Perseids, lý tưởng nhất là vị trí mà từ đó sao băng xuất hiện, gọi là “điểm phát”. Theo NASA, điểm phát của mưa sao băng Perseids là từ chòm sao Perseus (Anh Tiên). Vì không dễ để tìm kiếm chòm sao này, nên bạn có thể dựa vào các chòm sao sáng và nổi bật hơn như Cassiopeia (Tiên Hậu). Mặc dù mưa sao băng lấy tên từ chòm sao là điểm phát, nhưng chòm sao không phải nguồn phát của chúng.

Cách tốt nhất để quan sát mưa sao băng Perseids là hãy chọn một không gian đủ tối, yên tĩnh và thoáng đãng. Bạn không cần sử dụng bất kì dụng cụ nào như kính thiên văn hay ống nhòm, chỉ cần chọn không gian lý tưởng và để mắt bạn thích nghi khoảng 30 phút trong bóng tối.

Thời gian quan sát

Cực đại năm nay rơi vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13 tháng 8. 2023 là một năm cực kỳ lý tưởng để quan sát mưa sao băng Perseids vì bầu trời không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Bạn có thể quan sát từ đêm ngày 12, sau khi chòm sao Perseus mọc ở hướng Đông Bắc.

See Explanation. Clicking on the picture will downloadthe highest resolution version available.
Một fireball (quả cầu lửa) Perseid và Dải Ngân Hà chụp bởi Miguel Claro.

Mẹo quan sát mưa sao băng Perseids ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bạn có thể quan sát trận mưa sao băng tuyệt đẹp này ở các vùng ngoại ô, lý tưởng nhất là miền núi vì không bị ô nhiễm ánh sáng, không gian thoáng đãng và cho bạn một trường nhìn rộng.

Bạn nên nằm xuống và quan sát thay vì ngồi hoặc đứng, bởi khi nằm, chúng ta có thể bắt trọn toàn bộ sao băng Perseids. Ngoài ra, tháng 8 là thời gian tuyệt vời để chiêm ngưỡng dải Ngân Hà lấp lánh.

Nếu như có thể, hãy rủ thêm bạn bè hoặc người thân, chuẩn bị đồ ăn nhẹ và một tách cà phê nóng để buổi quan sát trở nên trọn vẹn nhất có thể. Đừng quên xem thời tiết trước khi đi để có những phương án dự trù tốt nhất.

Cuối cùng, nếu bạn yêu thích chụp ảnh thiên văn, hãy chuẩn bị các dụng cụ chụp ảnh như ống kính, máy ảnh và chân máy, tham khảo trước cách chụp ảnh mưa sao băng để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bạn nhé.

Chúc bạn có một buổi quan sát thành công.

Hội Thiên văn Hà Nội (HAS)

Dịch & Biên tập: Diệu Linh

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here