Betelgeuse lại mờ đi một lần nữa. Liệu nó sắp phát nổ?

0
92
Ngôi sao siêu khổng lồ đỏ Betelgeuse đánh dấu vai phải của Orion đã mờ đi 0,5 độ kể từ cuối tháng 01 năm 2024. Đây cũng là thời điểm mờ nhất của ngôi sao này trong vòng hai năm qua. Nguồn ảnh: Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, ESO, L.Calcada
Vào ngày 14 tháng 03 năm 2024, Hiệp hội quan sát sao biến quang Hoa Kỳ (AAVSO) đã báo cáo rằng, ngôi sao Betelgeuse trong chòm sao Orion đã mờ đi khoảng 0,5 độ kể từ cuối tháng 1. Betelgeuse là ngôi sao siêu khổng lồ đỏ nằm gần Trái Đất nhất. Đây là một sao biến quang nên độ sáng của nó thay đổi không phải thứ gì đó quá bất thường. Nhưng hiện nay, ngôi sao này đang mờ nhạt hơn so với vài năm trước đây. Liệu có một sự kiện bất ngờ giống như lần mờ đi vào năm 2019 – 2020 hay không? Nếu vậy đây có phải dấu hiệu cho thấy sự bất ổn của ngôi sao khổng lồ đỏ già cỗi này? Và liệu nó sẽ sớm phát nổ?
Betelgeuse là một supernova tiềm năng ở gần Hệ Mặt Trời, nhưng nó chính xác cách chúng ta bao xa? Các ước tính về khoảng cách cho nhiều kết quả khác nhau, nhưng nó có thể nằm trong vòng 1000 năm ánh sáng đổ lại… một bước nhảy vọt về mặt khoảng cách so với những supernova xảy ra trong các thiên hà xa xôi. Chúng ta biết rằng, một ngày nào đó, Betelgeuse sẽ phát nổ trong một sự kiện được gọi là supernova. Nó sẽ sáng như Trăng tròn và có thể nhìn thấy ngay cả vào ban ngày!
1. Khi nào Betelgeuse sẽ phát nổ?
Ý tưởng của nghệ sĩ cho thấy rằng, Betelgeuse phun ra một bong bóng khí nóng, sau đó nguội đi tạo thành một đám mây bụi và che khuất một phần ánh sáng của ngôi sao khỏi tầm nhìn từ Trái Đất. Nguồn ảnh: NASA / ESA / E.Wheatley (STScl)
Khi nào nó sẽ xảy ra? Có lẽ là hôm nay, hoặc thậm chí cả ngàn năm nữa. Một vài báo được xuất bản vào tháng 06 năm 2023 đề xuất rằng, có thể Betelgeuse sẽ phát nổ trong vòng “vài chục năm” tới. Bài viết tập trung vào khái niệm tổng hợp hạt nhân ở sao, quá trình giúp các ngôi sao tỏa sáng. Bên trong các ngôi sao, các nguyên tử đơn giản hợp nhất với nhau để tạo thành các nguyên tử phức tạp hơn, đồng thời tạo ra năng lượng. Khi nguyên liệu duy trì các phản ứng này cạn kiệt, supernova sẽ xảy ra.
Trong một bài nghiên cứu có tên là “Giai đoạn tiến hóa của Betelgeuse được suy ra từ các giai đoạn xung của nó” được xuất bản trên ArXiv.org vào ngày 01 tháng 06 năm 2023, các nhà khoa học cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng, Betelgeuse là… một ứng cử viên sáng giá cho supernova tiếp theo trong thiên hà của chúng ta“. Nhưng rõ ràng, những ghi nhận liên quan đến các supernova từng được quan sát trong Dải Ngân Hà vẫn rất sơ sài. Tất nhiên, chúng ta chắc chắn sẽ rất may mắn nếu có thể nhìn thấy bất kỳ supernova trong thiên hà của mình, đặc biệt với một supernova có vị trí gần như Betelgeuse
2. Chuyện gì đang xảy ra bên trong Betelgeuse?
Hình ảnh hồng ngoại cho thấy nhiều vòng cung xung quanh Betelgeuse, một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ già cõi. Những vòng cung này là gió sao từ Betelgeuse đâm vào môi trường liên sao, tạo ra chấn động cung khi ngôi sao này di chuyển trong không gian. Nguồn ảnh: ESA / Herschel
Một nghiên cứu trực tuyến gần đây cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng, Betelgeuse đang ở giai đoạn cuối của quá trình đốt cháy carbon trong lõi“. Giai đoạn đốt cháy carbon đối với một ngôi sao lớn như Betelgeuse kéo dài khoảng 1000 năm. Nếu chúng ta đã ở “gần cuối” của giai đoạn đó thì nghĩa là, Betelgeuse đã gần đi hết vòng đời của nó và có thể sắp bùng nổ, thậm chí có thể xảy ra trong vòng “vài chục năm tới”
Nhưng có khả năng nào khác không? Tất nhiên là có. UniverseToday đã xuất bản một câu chuyện về Betelgeuse sau khi nghiên cứu trên được công bố, điều đó giải thích một số cơ sở khoa học liên quan đến việc đưa ra bất kỳ kết luận vào về khả năng bùng nổ của Betelgeuse. Tác giả đã chỉ ra rằng: “… Điều không thu hút được nhiều sự chú ý nhất là phần sau của bài nghiên cứu
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết, không thể xác định giai đoạn tiến hóa chính xác vì điều kiện bề mặt hầu như không thay đổi trong khoảng thời gian cuối của vòng đời, kể từ khi carbon gần cạn kiệt và hơn thế nữa. Các nhà thiên văn chỉ có thể nhìn thấy bề mặt, nhưng những gì xảy ra bên trong là mấu chốt kể lại câu chuyện. Theo quan sát, dữ liệu và mô hình hóa, Betelgeuse có thể bùng nổ sớm hơn chúng ta nghĩ. Nhưng một điều quan trọng, họ không biết ngôi sao này đang ở giai đoạn nào trong quá trình đốt cháy carbon. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài theo một số mô hình phù hợp với dữ liệu
Vì vậy, về cơ bản, Betelgeuse có thể bùng nổ ngay ngày mai, hoặc trong vòng “vài chục năm nữa”, hoặc thậm chí có thể là “hàng ngàn năm nữa”
3. Supernova của Betelgeuse liệu có hủy diệt Trái Đất?
Betelgeuse là ngôi sao màu đỏ cam sáng ở phía bên trái bức ảnh của Nikunj Rawal chụp vào ngày 21 tháng 11 năm 2020. Nguồn ảnh: Earthsky
Mặc dù Betelgeuse để gần để chúng ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp khi ngôi sao này phát nổ, nhưng Trái Đất lại ở đủ xa để vụ nổ này có thể gây hại chứ chưa nói đến khả năng chấm dứt sự sống trên hành tinh của chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một supernova có thể gây hại cho sự sống trên Trái Đất khi nó nằm cách chúng ta ít hơn 160 năm ánh sáng, và khoảng cách tới Betelgeuse có thể gấp khoảng 4 lần con số này. Thay vào đó, bất kỳ ai có thể hội nhìn thấy nó thì sẽ nhìn thấy cảnh tượng kinh ngạc trên bầu trời đêm – một ngôi sao rất, rất, rất sáng. Các nhà thiên văn học sẽ có cơ hội được nghiên cứu tàn dư của một ngôi sao sau supernova.
Đổi lại, ngôi sao khổng lồ đỏ đánh dấu vai phải của chàng thợ săn Orion sẽ biến mất vĩnh viễn khi tàn dư mờ đi
(Theo Earthsky)
Hội thiên văn Hà Nội (HAS)
Dịch và biên tập: Phan Quân

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here