Các nhà khoa học phát hiện ra một ngọn núi lửa cổ xưa nằm gần xích đạo Sao Hỏa

0
74
Ngọn núi lửa mới của hành tinh Đỏ nằm gần đường xích đạo của nó. Chú thích trong ảnh bởi Pascal Lee và Sourabh Shubham 2024. Nguồn ảnh: NASA/USGS
Gần đường xích đạo của Sao Hỏa, một ngon núi lửa khổng lồ đã ẩn náu khỏi chúng ta trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù vị trí này đã được nhiều tàu vũ trụ quan sát từ những năm 1970 nhưng sự xói mòn nghiêm trọng đã che giấu núi lửa này. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ vụ phun trào của nó đã chôn vùi một lớp băng gần đó. Phát hiện này được công bố tại Hội nghị Khoa học về Mặt Trăng và các hành tinh năm nay, mang đến cho các nhà nghiên cứu một địa điểm mới trong việc thăm dò lịch sử địa chất của hành tinh Đỏ
Pascal Lee, nhà khoa học hành tinh tại Viện SETI cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi đang kiểm tra địa chất ở khu vực nơi đã tìm thấy tàn tích của sông băng vào năm ngoái và nhận ra một ngọn núi lửa khổng lồ đang ẩn mình bên trong nó”. Ngọn núi lửa này được đặt tên tạm thời là Noctis và vẫn đang được chờ để có một cái tên chính thức cho nó
Bản đồ thể hiện vị trí của núi lửa Noctis nằm giữa Noctis Labyrinthus và Valles Marineris. Bức ảnh khảm được chụp bởi Camera bối cảnh (CTX) của Tàu quỹ đạo trinh sát Sao Hỏa (MRO) và mô hình độ cao kỹ thuật số của Tàu quỹ đạo Sao Hỏa (MGS). Nguồn ảnh: NASA
1. Tìm kiếm một ngọn núi lửa đã biến mất
Nhóm nghiên cứu đã quan sát khu vực nơi phát hiện ra núi lửa bằng cách sử dụng vô số dữ liệu từ một đội tàu vũ trụ: Tàu quỹ đạo trinh sát Sao Hỏa của NASA, Mariner 9, Tàu thăm dò Viking, Mar Odyssey, Máy ảnh khảo sát toàn cầu Sao Hỏa và sứ mệnh tốc hành Sao Hỏa của ESA
Nằm giữa Noctis Labyrinthus và Valles Marineris trên hành tinh Đỏ, núi lửa Noctis rộng khoảng 280 dặm (450 km) và có độ cao là 29600 feet (khoảng 9000 mét). Noctis Labyrinthus là một mê cung gồm các hẻm núi nối liền nhau, trong khi đó Valles Marineris được xem là người anh em sinh đôi của Grand Canyon, tất nhiên, nó dài hơn, rộng hơn và sâu hơn nhiều so với “đối tác” của nó trên Trái Đất
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ có một ngọn núi lửa trong khu vực nhờ một số manh mối về địa chất. Chúng bao gồm sự hiện diện của các lớp dung nham và khoáng chất ngậm nước, cả hai đều do hoạt động của núi lửa gây ra. Sourabh Shubham, đồng tác giả của nghiên cứu và nghiên cứu sinh tại Đại học Maryland cho biết: “Một bối cảnh núi lửa tạo nên các khoáng vật này đã bị nghi ngờ từ lâu”. Khu vực này còn có các mesas nhiều lớp dốc xuống từ nơi ngày nay được gọi là đỉnh núi lửa, cũng như một miệng núi lửa đóng vai trò là bằng chứng về một cấu trúc đã sụp đổ mà trong đó có thể chứa một hồ dung nham. Shubham nói rằng: “Theo một nghĩa nào đó, ngọn núi lửa lớn này là một khẩu súng được tìm kiếm lâu nay”
Nhóm nghiên cứu cũng mô tả khoảng 5000 km vuông trầm tích núi lửa được tìm thấy xung quanh núi lửa Noctis. Những trầm tích này giống như những ụ đất kéo dài để lại vết sẹo trên bề mặt Sao Hỏa và có thể được hình thành do hơi nước thoát ra
Bản đồ cho thấy vị trí của các lớp băng và trầm tích khác có liên quan đến núi lửa Noctis. Bức ảnh được chụp bởi Tàu quỹ đạo trinh sát Sao Hỏa (MRO), Máy quang phổ hình ảnh trinh sát Sao Hỏa (CRISM). Chú thích địa chất trên hình của Pascal Lee và Sourabh Shubham. Nguồn ảnh: NASA
2. Một nơi cho sự sống?
Các nhà khoa học nghi ngờ núi lửa này đã hoạt động trong một thời gian dài, rất có thể là từ rất sớm trong lịch sử phát triển của Sao Hỏa. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu núi lửa vẫn còn hoạt động hay sẽ mãi mãi nằm yên. Tuy nhiên, khu vực này có thể là một nơi tốt để tìm kiếm sự sống vì sức sóng từ núi lửa, cùng với nước và lớp băng gần đó có thể khiến đây là một khu vực thuận lợi để sự sống hình thành và phát triển
“Đó [núi lửa Noctis] là một ngon núi lửa cổ xưa và tồn tại lâu đời, bị xói mòm sâu đến mức bạn có thể đi bộ, lái xe hoặc bay ngang qua để kiểm tra, lấy mẫu và xác định niên đại các phần khác nhau bên trong nó nhằm nghiên cứu quá trình tiến hỏa của Sao Hỏa theo thời gian. Với lớp sống có khả năng vẫn còn được bảo tồn ở gần khu vực xích đạo tương đối ấm áp, nơi này trông rất hấp dẫn cho hoạt động khám phá của con người cũng như robot trong tương lai”
(Theo Astronomy)
Hiệp hội Thiên văn Hà Nội (HAS)
Dịch và biên tập: Phan Quân

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here