Năm 2024 sắp kết thúc với những sự kiện thiên văn vô cùng hấp dẫn đã thu hút sự chú ý của chúng ta. Khép lại một năm đầy sôi động này, hãy cùng nhau bước tới năm 2025 với vô số sự kiện khác cũng thú vị không tốn kém. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số sự kiện tiêu biểu nhất nhé
1. Ngày 03 tháng 01 – Mưa sao băng Quadrantids đạt cực điểm
Mưa sao băng Quadrantids hoạt mưa động hàng năm từ ngày 26 tháng 12 đến ngày 16 tháng 01 với cực điểm nay rơi vào lúc 23 giờ sáng ngày 03 tháng 01. Vì vậy, thời gian quan sát tốt nhất hậu mưa sao băng này sẽ là rạng rỡ ngày 04 tháng 01. Trong điều kiện thuận lợi, bạn có thể nhìn thấy từ 60 đến 200 vệ băng bay ngang bầu trời mỗi giờ vào lúc cực điểm. Mặc dù được coi là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm, Quadrantids vẫn không được đánh giá cao về thời gian cực đại ngắn, chỉ kéo dài trong một vài giờ. Năm nay, Trăng lưỡi liềm đầu tháng sẽ lặn vào buổi tối đầu tiên và gần như không có ảnh hưởng gì tới buổi quan sát của bạn.
Tâm điểm của mưa sao băng Quadrantids – điểm mà các vệt sao băng dường như xuất phát trên bầu trời – nằm trong chòmsao cổ Quadrans Muralis. Chòm sao này được nhà văn thiên học Pháp Jerome Lalande tạo ra vào năm 1795 và mang hình ảnh của thước phần tư, một công cụ thiên văn được sử dụng để quan sát và vẽ vị trí của các ngôi sao. Khi IAU đưa ra danh sách kê sao chính thức vào năm 1922, Quadrans Muralis đã bị loại bỏ. Mặc dù thế, tên của mưa sao băng được phát hiện từ nó vẫn được giữ nguyên. Hiện nay, bạn có thể tìm thấy tâm điểm của mưa sao băng Quadrantids trong chòm sao Bootes.
Bạn có thể bắt đầu quan sát từ sau 02 giờ sáng khi tâm điểm mọc cao ở phía trên đường chân trời hướng Đông Bắc và tiếp tục cho đến khi bình minh dần dần ló dạng. Một vài lưu ý nhỏ cho bạn nếu có dự định quan sát qua đêm ngoài trời, hãy chuẩn bị quần áo đủ ấm trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, bên cạnh đó có thể đi theo nhóm nhỏ để cùng nhau thư giãn và tận hưởng món quà khởi đầu năm mới mà thiên nhiên mang đến này nhé.
2. Ngày 10 tháng 01 – Sao Kim đạt ly giác cực đại về phía Đông
Sao Kim sẽ nằm xa Mặt Trời nhất trong lần xuất hiện trên bầu trời buổi tối này vào lúc 15 giờ 31 phút ngày 10 tháng 01 năm 2025. Hành tinh này sẽ tỏa sáng với mức độ sáng biểu kiến là – 4,4 và có thể Dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường ở hướng Tây ngay sau khi Mặt trời lặn.
Do là một hành tinh vòng trong, khi quan sát từ Trái Đất, Sao Kim luôn xuất hiện gần Mặt Trời trên bầu trời và bị nhấn chìm trong ánh sáng chói chang từ ngôi sao này trong phần lớn thời gian. Chúng ta có thể quan sát hành tinh này rõ ràng nhất vào xung quanh thời điểm được gọi là ly giác cực đại. Lúc đó, Sao kim sẽ xuất hiện sáng và nổi bật đến mức khiến nó trở thành vật thể sáng thứ hai trên bầu trời đêm chỉ sau Mặt Trăng. Những lần xuất hiện này lặp lại khoảng 1,6 năm một lần.
Sau khi đạt đến vị trí ly giác cực đại, Sao Kim sẽ lùi dần về phía Mặt Trời qua mỗi ngày. Bạn sẽ chỉ có thể quan sát hành tinh này trong lần xuất hiện trên bầu trời buổi tối cho đến đầu tháng 03. Tuy nhiên, đừng lo lắng, Sao Kim sẽ nhanh chóng trở lại và hiện diện trên bầu trời buổi sáng kể từ tháng 05.
3. Ngày 16 tháng 01 – Sao Hỏa đạt vị trí trực đối
Sao Hỏa sẽ đạt đến vị trí trực đối, vị trí đối diện với Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất, vào lúc 09 giờ 32 phút sáng ngày 16 tháng 01. Do vậy, thời điểm quan sát hành tinh này tốt nhất sẽ là vào tối ngày 15 và rạng sáng ngày 16 tháng 01. Sao Hỏa sẽ xuất hiện ở cao khoảng 7° phía trên đường chân trời hướng Đông Bắc ngay sau khi Mặt Trời lặn, lên cao nhất trên bầu trời vào lúc nửa đêm và vẫn còn ở cao khoảng 10° ở hướng Tây Bắc khi bình minh đến. Trong đêm, Sao Hỏa là một đĩa sáng màu đỏ cam đặc trưng có đường kính 14,5’’, tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là – 1,4 trong khu vực của chòm sao Gemini.
Cùng thời điểm đạt vị trí trực đối, Sao Hỏa cũng sẽ tiến đến gần với Trái Đất nhất khiến hành tinh này trở nên sáng và lớn nhất trong lần xuất hiện này. Trong tất cả các hành tinh, Sao Hỏa cho thấy sự thay đổi lớn nhất về kích thước và độ sáng biểu kiến. Giữa thời điểm gần nhất và xa nhất, kích thước của hành tinh này thay đổi tới hơn bảy lần (từ 3,49’’ đến 25,69’’ ’). Điều này xảy ra vì Sao Hỏa nằm ngay kế tiếp Trái Đất ở phía bên ngoài, quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 1,5 AU dẫn đến khoảng cách từ nó tới hành tinh của chúng ta thay đổi rất nhiều, từ 0,36 AU đến 2,68 AU tùy thuộc vào vị trí tương đối của hai hành tinh.
Ngay cả khi ở vị trí trực đối, Sao Hỏa chỉ xuất hiện như một chấm sáng nổi bật trên bầu trời và không có quá nhiều khác biệt so với những ngôi sao khác nếu không có sự trợ giúp của một chiếc kính thiên văn. Trong những tuần sau khi đạt vị trí trực đối, hành tinh này sẽ đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời sớm hơn bốn phút mỗi ngày và dần lùi khỏi bầu trời buổi sáng trước bình minh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể quan sát nó trên bầu trời buổi tối trong vài tháng tiếp theo.
4. Ngày 06 tháng 05 – Mưa sao băng Eta – Aquariids đạt cực điểm
Eta – Aquariids là trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 15 tháng 04 đến ngày 27 tháng 05 với cực đại năm nay dự kiến rơi vào lúc 10 giờ ngày 06 tháng 05. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng này trong năm nay là vào rạng sáng ngày 06 tháng 05. Nhìn chung, chúng ta có thể nhìn thấy khoảng 30 vệt sao băng xuất hiện mỗi giờ vào lúc cực điểm. Eta – Aquariids nổi tiếng với các vệt sao băng di chuyển rất nhanh (khoảng 66 km/s) và để lại các vệt ion hóa phát sáng kéo dài sau đó vài giây đến vài phút. Mặt Trăng trong chòm sao Leo sẽ lặn đi sau 02 giờ sáng và không gây ảnh hưởng gì đến buổi quan sát của bạn.
Tâm điểm trong khu vực của chòm sao Aquarius sẽ mọc lên từ hướng Đông sau 02 giờ sáng, do vậy, thời điểm thích hợp nhất để bạn bắt đầu quan sát là từ sau 03 giờ sáng khi tâm điểm đã leo lên cao và tránh xa khu vực khí quyển nhiễu loạn gần đường chân trời. Nó vẫn sẽ hiện diện tại khu vực này cho đến khi bình minh đến. Tuy nhiên, bạn không cần quá để tâm đến việc xác định vị trí chính xác của tâm điểm. Các vệt sao băng có xu hướng xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời, do vậy, điều bạn cần làm chỉ là thu vào tầm nhìn vùng trời rộng nhất có thể.
5. Ngày 01 tháng 06 – Sao Kim đạt ly giác cực đại về phía Tây
Sau khi tạm rời khỏi màn trình diễn trên bầu trời buổi tối, Nữ thần Sắc đẹp của bầu trời đêm nhanh chóng trở lại tỏa sáng trên bầu trời sáng sớm ngay trước khi Mặt Trời mọc. Và vào ngày 01 tháng 06 sắp tới, hành tinh này sẽ đạt đến vị trí ly giác cực đại Tây trong lần xuất hiện này. Sao Kim sẽ là một chấm sáng rực rỡ thu hút mọi ánh sáng với đường kính góc là 23,9’’ và độ sáng biểu kiến – 4,3 trong khu vực của chòm sao Pisces. Nó sẽ mọc lên bầu trời vào lúc 02 giờ rưỡi sáng và cao khoảng 36° so với đường chân trời hướng Đông khi Mặt Trời mọc.
Trong mỗi lần xuất hiện, Sao Kim đạt đến khoảng cách góc tối đa so với Mặt Trời là khoảng 48°. Tuy nhiên, có một số thời điểm trong năm thuận lợi hơn để quan sát Sao Kim hơn so với những thời điểm khác. Từ Hà Nội, hành tinh này đạt độ cao cực đại từ 32° đến 48° so với đường chân trời vào lúc Mặt Trời mọc tùy thuộc vào thời điểm quan sát trong năm. Và trong đợt xuất hiện trên bầu trời buổi sáng này, hành tinh này sẽ đạt đến độ cao cực đại là 38° vào ngày 05 tháng 07 năm 2025. Sự thay đổi này trong suốt năm là do độ nghiêng của hoàng đạo so với đường chân trời thay đổi liên tục.
Sau khi đạt đến vị trí ly giác cực đại, Sao Kim sẽ lùi dần về phía Mặt Trời qua mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhìn thấy hành tinh này trên bầu trời buổi sáng cho tới cuối năm nay.
6. Ngày 30 tháng 07 – Mưa sao băng Southern Delta – Aquariids đạt cực điểm
Southern Delta – Aquariids là trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 12 tháng 07 đến ngày 23 tháng 08 với cực đại năm nay dự kiến rơi vào lúc 13 giờ ngày 30 tháng 07. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng này trong năm nay là vào tối ngày 29 và 30 tháng 07. Trăng lưỡi liềm đầu tháng trong chòm sao Virgo sẽ đôi phần ảnh hưởng đến giai đoạn đầu của buổi quan sát, vì vậy, bạn có thể bắt đầu quan sát khi vệ tinh này đã lặn đi xuống phía dưới đường chân trời. Trong điều kiện quan sát thuận lợi, vào lúc cực điểm, bạn có thể nhìn thấy khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ. Southern Delta – Aquariids bao gồm những vệt sao băng tương đối mờ nhạt và dễ bị lu mờ trong ánh Trăng sáng. Tuy nhiên, do xuất hiện ngay trước khi Perseids bước vào thời gian quan sát thuận lợi, Southern Delta – Aquariids có thể được xem như màn tập dượt cho những buổi trình diễn lớn nhất vào giữa tháng 08 sắp tới.
Tâm điểm của mưa sao băng Southern Delta – Aquariids nằm trong chòm sao Aquarius. Do vậy, đây là một trận mưa sao băng được quan sát tốt hơn ở khu vực Nam Bán Cầu và những nơi nằm không quá xa xích đạo ở khu vực Bắc Bán cầu. Tâm điểm sẽ mọc lên ở bầu trời hướng Đông từ sau 09 giờ tối. Để quan sát mưa sao băng, hãy tìm những khu vực tối trời, cách xa ánh đèn đô thị, chuẩn bị sẵn túi ngủ, chăn hoặc ghế xếp. Nằm ngửa và nhìn lên phía trên, thu vào tầm mắt vùng trời rộng nhất có thể. Sau khoảng 30 phút kể từ khi bắt đầu, mắt bạn sẽ dần thích nghi với bóng tối và nhìn thấy nhiều sao băng hơn. Hãy kiên nhẫn – màn trình diễn sẽ còn kéo dài đến bình minh, vì vậy bạn có rất nhiều thời gian để ngắm.
7. Ngày 12 tháng 08 – Sao Kim và Sao Mộc giao hội với nhau
Hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm đã bắt đầu tiến đến gần nhau từ những ngày trước đó. Và vào buổi sáng ngày 12 tháng 08, chúng sẽ xuất hiện chỉ cách nhau 51,6’ (chưa đến một độ) đánh dấu thời điểm tiếp cận gần nhất giữa cả hai trong năm nay. Cặp đôi này sẽ mọc lên từ chân trời hướng Đông vào lúc 02 giờ 53 phút và ở cao khoảng 31° so với đường chân trời khi Mặt Trời mọc. Trong đêm, Sao Kim sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là – 4,0, trong khi độ sáng biểu kiến của Sao Mộc là – 1,9. Cả hai sẽ xuất hiện trong khu vực của chòm sao Gemini và là một cảnh tượng nổi bật dành cho những ai dậy sớm vào ngày hôm nay.
Lần giao hội gần đây nhất giữa hai hành tinh này xảy ra vào tháng 03 năm 2023 và chúng ta đã phải đợi tới hơn hai năm để tiếp tục quan sát được màn gặp gỡ thú vị này. Và nếu bỏ lỡ màn giao hội này, bạn sẽ phải đợi đến tháng 06 năm 2026 để một lần nữa lại nhìn ngắm màn hội ngộ giữa hai chấm sáng nổi bật nhất trên bầu trời đêm này.
Với khoảng cách 51,6’, Sao Kim và Sao Mộc sẽ không xuất hiện trong cùng một trường nhìn khi quan sát qua kính thiên văn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngắm nhìn riêng lẻ từng hành tinh để xem, chúng có điểm gì khác biệt nhé.
8. Ngày 13 tháng 08 – Mưa sao băng Perseids đạt cực điểm
Mưa sao băng Perseids diễn ra hàng năm từ ngày 14 tháng 07 đến ngày 01 tháng 09 với cực đại năm nay dự kiến rơi vào lúc 03 giờ sáng ngày 13 tháng 08. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng này trong năm nay là rạng sáng ngày 13 tháng 08. Tuy nhiên, để có thể bắt gặp nhiều sao băng hơn, bạn có thể bắt đầu quan sát từ vài hôm trước cực điểm (khoảng ngày 09 hoặc 10 tháng 08). Perseids được mệnh danh là một trong những trận mưa sao băng đẹp và ấn tượng nhất năm với tần suất vào lúc cực điểm lên tới 100 đến 120 vệt sao băng mỗi giờ. Chúng xảy ra vào những đêm cuối hè mát trời dễ chịu, cho phép người quan sát thoải mái chiêm ngưỡng. Perseids cũng nổi tiếng bởi sự xuất hiện của các fireball đầy ấn tượng. Chúng thường được nhìn thấy nhiều vào giai đoạn nửa đêm khi tâm điểm bắt đầu mọc lên ở phía trên đường chân trời hướng Đông Bắc.
Năm nay, Trăng khuyết cuối tháng xuất hiện gần như suốt đêm sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới buổi quan sát của quan sát. Tâm điểm nằm trong chòm sao Perseus sẽ mọc lên bầu trời từ sau 22 giờ tối và nó sẽ nằm cao phía trên đường chân trời hướng Bắc khi bình minh đến. Tuy nhiên, việc xác định tâm điểm cũng không phải thứ quá cần thiết. Các vệt sao băng có xu hướng xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên bầu trời, thậm chí bạn có thể quay lưng lại với chòm sao Perseus mà vẫn nhìn thấy một vệt sao băng Perseids.
Bạn không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào hoặc kỹ năng để quan sát mưa sao băng. Mặc dù tất cả những gì thực sự cần là một bầu trời quang đãng, sự kiên nhẫn, bản đồ bầu trời sao và đồng hồ, tuy nhiên, một vài mẹo sau có thể giúp bạn tối ưu hóa được kết quả của buổi quan sát. Trước hết, hãy tìm một địa điểm quan sát vắng vẻ, tránh xa ánh đèn thành phố. Trước khi quan sát, để mắt nghỉ ngơi từ 15 đến 20 phút để làm quen với bóng tối. Ăn mặc để đảm bảo sức khỏe trong tình trạng thời tiết tại địa phương, đặc biệt nếu bạn dự định ở lâu ngoài trời. Mang theo chăn hoặc một chiếc ghế cỏ để dùng và quan sát với tư thế thoải mái nhất. Khi đã bắt đầu quan sát, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử hay những nguồn ánh sáng nhân tạo, thứ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết trong bóng tối của mắt bạn.
9. Ngày 07 – 08 tháng 09 – Nguyệt thực toàn phần
Mặt Trăng sẽ đi qua vùng bóng tối của Trái Đất vào tối ngày 07, rạng sáng ngày 08 tháng 09 tạo ra nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được tại khu vực rộng lớn của Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Đại Dương, trong đó có Việt Nam. Các mốc thời gian của nguyệt thực cụ thể như sau
-
Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 22 giờ 28 phút ngày 07 tháng 09
-
Nguyệt thực một phần bắt đầu: 23 giờ 27 phút ngày 07 tháng 09
-
Nguyệt thực toàn phần bắt đầu: 00 giờ 30 phút ngày 08 tháng 09
-
Nguyệt thực cực đại: 01 giờ 11 phút ngày 08 tháng 09
-
Nguyệt thực toàn phần kết thúc: 01 giờ 52 phút ngày 08 tháng 09
-
Nguyệt thực một phần kết thúc: 02 giờ 56 phút ngày 08 tháng 09
-
Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 03 giờ 55 phút ngày 08 tháng 09
Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào đi kèm. Một chiếc ống nhòm có thể giúp bạn có góc nhìn tuyệt vời hơn về bề mặt của vệ tinh này trong thời gian diễn ra nguyệt thực. Trong thời gian nguyệt thực toàn phần, bề mặt của Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ đầy ngoạn mục nhưng cũng vô cùng huyền bí.
Đây cũng là sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay tại Việt Nam, do bạn, đừng bỏ lỡ sự kiện thú vị này nhé. Thực tế, nếu không thể quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 07 – 08 tháng 09, bạn sẽ chờ thêm đúng sáu tháng nữa để tiếp tục được chiêm ngưỡng một lần nguyệt thực toàn phần khác trên lãnh thổ Việt Nam vào ngày 03 tháng 03 năm 2026. Tuy nhiên, do phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp và chiêm ngưỡng trọn vẹn từng sự kiện mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta nhé.
10. Ngày 21 tháng 09 – Sao Thổ đạt vị trí trực đối
Sao Thổ sẽ đạt vị trí trực đối – vị trí đối diện với Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất, vào lúc 12 giờ 37 phút ngày 21 tháng 09. Từ Hà Nội, Sao Thổ sẽ có thể được bắt đầu quan sát từ 18 giờ 43 phút khi hành tinh này đang nằm cao khoảng cao 11° so với đường chân trời phía Đông. Nó sẽ đạt đến vị trí cao nhất trên bầu trời vào lúc 23 giờ 50 phút, cao 65° so với đường chân trời phía Nam và lặn đi ở phía Tây vào lúc 05 giờ 48 phút sáng ngày hôm sau. Trong đêm, Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 0,6 trong khu vực của chòm sao hoàng đạo Pisces.
Cùng thời điểm Sao Thổ đạt vị trí trực đối, nó cũng sẽ tiến đến gần với Trái Đất nhất khiến hành tinh này trở nên sáng và lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế, Sao Thổ quay quanh Mặt Trời ở quỹ đạo xa hơn rất nhiều so với quỹ đạo của Trái Đất – khoảng cách trung bình tính từ Mặt Trời là 9,54 AU. Điều này khiến cho kích thước góc của nó thay đổi không đáng kể giữa hai thời điểm trực đối (kích thước góc lớn nhất) và giao hội với Mặt Trời (kích thước góc nhỏ nhất), và đương nhiên, sự thay đổi này rất khó có thể nhận ra ngay cả khi sử dụng kính thiên văn .
Trong khoảng vài giờ xung quanh thời điểm trực đối, nếu quan sát qua kính thiên văn đủ mạnh, bạn sẽ thấy vành đai Sao Thổ sáng hơn đáng kể so với đĩa sáng của hành tinh này. Hiện tượng này xảy ra vì vành đai được tạo thành từ tập hợp các hạt băng mịn được Mặt Trời chiếu sáng ở góc khác với góc nhìn của chúng ta, do vậy, chúng ta chỉ nhìn thấy một số hạt được chiếu sáng, trong khi một số nằm trong bóng của hạt khác. Vào thời điểm xung quanh thời điểm trực đối, các hạt băng gần như cùng được chiếu sáng cùng với hướng chúng ta nhìn vào, nghĩa là ít hạt ở trong bóng tối khiến cho vành đai sáng lên rõ rệt
11. Ngày 14 tháng 12 – Mưa sao băng Geminids đạt cực điểm
Mưa sao băng Geminids có thể quan sát từ ngày 19 tháng 11 đến ngày 24 tháng 11 hàng năm và năm nay sẽ đạt cực điểm vào lúc 15 giờ sáng ngày 14 tháng 12. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng này trong năm nay là vào đêm 13 và 14 tháng 12. Trăng lưỡi liềm cuối tháng xuất hiện trễ (từ sau 02 giờ sáng) sẽ ảnh hưởng đôi chút tới buổi quan sát của bạn. Tuy nhiên, trước đó, một bầu trời tối lý tưởng sẽ đem đến màn trình diễn ấn tượng và trọn vẹn nhất của Geminids. Vào lúc cực điểm, bạn có thể nhìn thấy khoảng từ 120 đến 150 vệt sao băng bay ngang qua bầu trời mỗi giờ trong điều kiện quan sát lý tưởng. Geminids bao gồm những vệt sao băng sáng và di chuyển nhanh, mang đến một cảnh tượng không thể tuyệt vời hơn đối với những người quan sát ở Bắc Bán Cầu, đặc biệt vào những năm không có sự xuất hiện của ánh Trăng.
Tâm điểm của Geminids nằm trong chòm sao Gemini, gần ngôi sao sáng Castor. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá chú tâm vào việc xác định chính xác vị trí tâm điểm để quan sát. Các vệt sao băng của một trận mưa sao băng luôn có xu hướng xuất hiện ở khắp mọi vị trí trên bầu trời. Thậm chí, bạn có thể quay lưng về phía chòm sao Gemini những vẫn bắt gặp một vệt sao băng Geminids bay qua.
Bạn có thể bắt đầu quan sát mưa sao băng Geminids từ khoảng 09 hoặc 10 giờ tối khi chòm sao Geminids đã leo cao trên bầu trời hướng Đông. Để quan sát mưa sao băng, hãy tìm một khu vực cách xa ánh đèn thành phố hoặc đèn đường. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị túi ngủ hoặc một chiếc chăn để giữ ấm trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm là điều cần thiết. Nằm ngửa, chân hướng về phía Nam và nhìn lên bầu trời, thu vào tầm nhìn rộng nhất có thể. Sau khoảng 30 phút trong bóng tối, mắt bạn sẽ thích nghi và bắt đầu nhìn thấy nhiều sao băng hơn.
Một số sự kiện thiên văn nổi bật khác
-
20 tháng 03 – Xuân phân 2025: Xuân phân diễn ra vào lúc 16 giờ 01 phút ngày 20 tháng 03. Đây là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân ở Bắc Bán Cầu. Vào ngày này trong năm, mọi nơi trên Trái Đất có độ dài ban ngày và đêm gần đúng bằng 24 giờ vì hành trình hàng năm của Mặt Trời đưa ngôi sao này đi qua xích đạo thiên thể tại các điểm phân.
-
22 tháng 04 – Mưa sao băng Lyrids đạt cực điểm: là một trận mưa sao băng đạt cực điểm vào cuối tháng 04 hàng năm với khoảng 18 vệt sao băng xuất hiện mỗi giờ. Bạn có thể bắt đầu quan sát từ sau 22 giờ tối khi tâm điểm đã xuất hiện cao phía trên đường chân trời hướng Đông và tiếp tục cho đến khi bình minh đến. Trăng lưỡi liềm cuối tháng sẽ không cản trở quá nhiều đến buổi quan sát của bạn trong năm nay.
-
21 tháng 06 – Hạ chí 2025: Hạ chí diễn ra vào lúc 09 giờ 42 phút ngày 21 tháng 06. Mặt Trời sẽ đến điểm xa nhất về phía Bắc trên hành trình di chuyển hàng năm của nó. Trong thiên văn học, thời điểm này đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè ở Bắc Bán Cầu.
-
23 tháng 09 – Thu phân 2025: Thu phân diễn ra vào lúc 07 giờ 08 phút ngày 23 tháng 09. Trên hành trình di chuyển, Mặt Trời sẽ một lần nữa đi qua xích đạo thiên thể vào thời điểm này. Đây là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của mùa thu ở Bắc Bán Cầu với thời gian được chiếu sáng vào ban ngày giảm dần ở Bắc Bán Cầu.
-
08 tháng 10 – Mưa sao băng Draconids đạt cực điểm: diễn ra trong thời gian ngắn vào những ngày đầu tháng 10 với cực điểm năm nay rơi vào ngày 08 tháng 10. Khác với hầu hết các trận mưa sao băng khác chủ yếu được quan sát từ sau nửa đêm, thời gian quan sát thuận lợi nhất của Draconids là kể từ sau khi Mặt Trời lặn ở hướng Bắc cho đến nửa đêm khi tâm điểm trong chòm sao Draco lặn đi xuống phía dưới đường chân trời. Trăng tròn sẽ ảnh hưởng lớn tới buổi quan sát của bạn, tuy nhiên nếu may mắn, bạn vẫn sẽ bắt gặp khoảng 10 vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Có một điểm đặc biệt đáng để chúng ta mong chờ ở trận mưa sao băng này. Sao chổi mẹ tạo nên nó 21P/Giacobini-Zinner sẽ đạt đến vị trí cận nhật vào ngày 29 tháng 03 năm 2025, do vậy chúng ta vẫn đang bỏ ngỏ khả năng một đợt bùng phát của Draconids trong năm nay. Có thể có hoặc không, vậy tại sao chúng ta không chờ đợi nó nhỉ?
-
21 tháng 10 – Mưa sao băng Orionids đạt cực điểm: là một trận mưa sao băng đạt cực điểm vào giữa tháng 10 hàng năm và được xem là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm. Tâm điểm nằm trong chòm sao Orion với vô vàn các ngôi sao sáng bao quanh tạo nên bức nền ngoạn mục cho các vệt sao băng rực rỡ. Vào thời gian cực điểm, bạn có thể nhìn thấy khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ, chúng đều là các vệt sao băng di chuyển nhanh và có thể để lại các vệt ion hóa kéo dài sau đó. Mặt Trăng đang ở pha Trăng mới sẽ không ảnh hưởng gì đến buổi quan sát của bạn.
-
17 tháng 11 – Mưa sao băng Leonids đạt cực điểm: một trong những trận mưa sao nổi tiếng nhất với tần suất tạo ra bão sao băng sẽ đạt cực điểm vào những ngày giữa tháng 11. Vào những năm bình thường, bạn có thể nhìn thấy khoảng 15t sao băng đầy sáng sắc màu bay ngang bầu trời mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nhưng đôi khi, các khối nặng nề có thể đưa số này lên đến hàng trăm, hàng héo, thậm chí chí hàng trăm chiến vệt mỗi giờ. Tuy nhiên, có thể hiện nay chưa có thời điểm thích hợp để chúng tôi chờ đợi điều đó. Hiện tại liềm ẩn cuối tháng sẽ không cản trở bạn quay lại buổi quan sát.
-
21 tháng 12 – Đông chí 2025 : Đông chí diễn ra vào lúc 22 giờ 04 phút ngày 21 tháng 12. Mặt Trời xuất hiện xa nhất trên bầu trời về phía Nam trong tiến trình chuyển qua các sao của nó. Đây là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông ở Bắc Bán Cầu.