Các sự kiện thiên văn nổi bật trong tháng 01 năm 2025

0
13
Các sự kiện thiên văn tiêu biểu diễn ra trong tháng 01 năm 2025
1. Ngày 03 tháng 01 – Mưa sao băng Quadrantids 2025 đạt cực điểm
Mưa sao băng Quadrantids diễn ra từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 01 hàng nằm (theo bài báo trên tạp chí Icarus vào năm 2017), nghĩa là bạn có thể nhìn thấy một vệt sao băng Quadrantids bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian này . Tuy nhiên, hầu hết hoạt động của chúng đều tập trung vào khoảng thời gian cực đại. Năm nay, cực đại của mưa sao băng Quadrantids sẽ xảy ra vào lúc 23 giờ ngày 03 tháng 01, do đó, thời gian quan sát lý tưởng nhất sẽ là rạng sáng ngày 04 tháng 01. Trăng lưỡi liềm đầu tháng sẽ sớm lặn đi và không ảnh hưởng gì đến buổi quan sát của bạn.
Hầu hết các trận mưa sao băng đều đạt cực đại trong hai ngày khiến cho việc quan sát trở nên khả thi hơn nhiều. Ngược lại, cực đại của Quadrantids chỉ kéo dài vài giờ với khoảng 60 đến 200 vệt sao băng xuất hiện mỗi giờ trong điều kiện quan sát lý tưởng. Điều này là dòng thiên thạch tạo nên trận mưa sao băng này tương đối mỏng và cắt ngang Trái Đất theo phương góc vuông.
Quadrantids được quan sát tốt nhất ở Bắc Bán Cầu với tâm điểm – vị trí xuất hiện của các vệt sao băng khi quan sát – nằm trong chòm sao Boötes (Mục Phu) và ngay bên dưới nhóm sao Bắc Đẩu. Chúng ta sẽ mọc lên ở hướng Đông Bắc từ sau 01 giờ sáng, do vậy, đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu quan sát. Tuy nhiên, tên mưa sao băng này được đặt theo tên chòm sao cổ “Quadrans Muralis”. Nó được tạo ra vào năm 1795 bởi nhà thiên văn học Pháp Jerome Lalande với hình ảnh của thước phần tư, một công cụ quan sát và vẽ vị trí các ngôi sao. Khi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) thông qua danh sách các chòm sao chính thức vào năm 1922, Quadrans Muralis đã bị loại bỏ. Dù vậy, nó vẫn là một chòm sao tồn tại đủ lâu để đặt tên cho một trận mưa sao băng.
Cực điểm của mưa sao băng Quadrantids năm nay sẽ diễn ra vào tối đa ngày 03 tháng 01, do đó, thời gian thích hợp để bạn quan sát nó trở nên sáng sủa ngày 04 tháng 01 (Nguồn ảnh: Astrocal)
Để quan sát mưa sao băng Quadrantids, hãy tìm một không gian cách xa ánh đèn đô thị hoặc đèn đường. Mặc ấm để đảm bảo sức khỏe trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp ban đêm, chuẩn bị túi ngủ, chăn. Nằm ngửa với bàn chân hướng về phía Đông Bắc và nhìn lên, thu vào vùng trời rộng nhất có thể. Trong khoảng 30 phút sau đó, mắt bạn sẽ dần thích nghi và bắt đầu nhìn thấy các vệt sao băng. Hãy kiên nhẫn, màn trình diễn sẽ còn kéo dài đến trước bình minh, vì vậy, bạn có rất nhiều thời gian để quan sát.
2. Ngày 10 tháng 01 – Sao Kim đạt ly giác cực đại về phía Đông
Sao Kim sẽ ở vị trí xa Mặt Trời nhất khi quan sát từ Trái Đất lần xuất hiện trên bầu trời buổi tối này vào lúc 15 giờ 31 phút ngày 10 tháng 01. Hành tinh này sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là – 4,4 trong khu vực của chòm Aquarius (Bảo Bình). Sao Kim xuất hiện cao khoảng 44° ở hướng Tây Nam ngay sau khi Mặt trời lặn và lặn chỉ sau 21 giờ, nghĩa là bạn sẽ có khoảng hơn ba giờ đồng hồ để quan sát nó.
Sao Kim là hành tinh vòng trong so với Trái Đất, có nghĩa là nó luôn xuất hiện ở gần Mặt Trời và bị lu mờ trong ánh sáng chói chang của ngôi sao này trong phần lớn thời gian. Bạn chỉ có thể tìm thấy nó trong vài tháng xung quanh thời điểm hành tinh này đạt ly giác cực đại. Những lần xuất hiện như vậy lặp lại khoảng 1,6 năm mỗi lần, diễn ra xen kẽ trên bầu trời buổi sáng và buổi tối tùy thuộc vào vị trí Sao Kim ở phía Đông hay phía Tây so với Mặt Trời. Khi ở phía Đông, hành tinh này sẽ mọc và lặn sau Mặt Trời trong một khoảng thời gian ngắn, nghĩa là bạn có thể nhìn thấy nó trên bầu trời buổi tối sau khi Mặt Trời lặn với cái tên là Sao Hôm. Ngược lại, khi nằm ở phía Tây, Sao Kim sẽ mọc sớm hơn Mặt Trời và tỏa sáng trên bầu trời buổi sáng. Lúc này, người ta gọi nó là Sao Mai.
Sao Kim đạt ly cực giác đại phương Tây vào ngày 10 tháng 01 (Nguồn ảnh: Stellarium)
Mặc dù đây là lúc quan sát tốt nhất của Sao Kim trong lần xuất hiện này nhưng thời điểm hành động này đạt được độ sáng lớn nhất sẽ đến sau hơn một tháng. Cụ thể, Sao Kim sẽ đạt được độ sáng cực đại là – 4,6 vào ngày 16 tháng 02 sắp tới.
3. Ngày 13 tháng 01 – Sao chổi C/2024 G3 (ATLAS) đạt vị trí cận nhật
Sao chổi C/2024 G3 (ATLAS) sẽ đạt đến vị trí cận nhật vào ngày 13 tháng 01 năm 2025. Các tinh chỉnh về quỹ đạo chỉ ra rằng, đây là một sao chổi “tương đối già về mặt năng động học”, rõ ràng đây không phải là lần đầu tiên nó tiếp cận chúng ta. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng, sao này sẽ sống sót trong lần tiếp cận ở khoảng cách chỉ 13,5 triệu km so với Mặt Trời (gần hơn ba lần so với Sao Thủy). Nếu thực sự sống sót, C/2024 G3 có thể đạt tới độ sáng biểu kiến là – 4,5 (sáng tương đương Sao Kim) tại điểm cận nhật với ly giác khi đó chỉ khoảng 5°. Như vậy, việc quan sát sao chổi này là một thách thức lớn đối với bất kỳ vì tìm kiếm một vật thể gần Mặt Trời chưa bao giờ là một điều dễ dàng và cũng chưa bao giờ là an toàn.
Sao ngựa C/2024 G3 (ATLAS) đạt cận nhật vào ngày 13 tháng 01 sắp tới được hi vọng sẽ trở thành sao hoàng sáng nhất trong năm 2025 (Nguồn ảnh: Nick James, BAA)
Độ sáng của C/2024 G3 đang tăng lên rất nhanh khi tiến gần hơn đến điểm cập nhật. Tuy nhiên, hiện tại nó đang chìm trong ánh sáng ngày mới chói chang và không thể quan sát được. Cơ hội để bạn quan sát sao chổi này là từ thời điểm cập nhật trở về sau. Vì là một sao chổi sungrazer nên độ sáng của C/2024 G3 sẽ giảm rất nhanh sau điểm cận nhật. Đến khoảng ngày 16 tháng 01, sao chổi này có độ sáng biểu kiến ​ là 0,0 và cao khoảng 10° ở hướng Tây khi Mặt Trời lặn. Những ngày sau đó, nó gần như chuyển song song với đường chân trời nên khả năng quan sát vẫn không có nhiều cải thiện so với trước đó. Như vậy, lần xuất hiện này của C/2024 G3 không thực sự thuận lợi khi quan sát tại Việt Nam ngay cả trước, trong và sau điểm cận nhật.
Rất có thể, C/2024 G3 sẽ là sao chổi sáng nhất trong năm 2025 (dự đoán hiện tại thì chưa có sao chổi nào đủ sáng để quan sát sau đó). Tuy nhiên, đó là khi nó có thể vượt qua điểm cập nhật vào ngày 13 tháng 01. Trước đó, trong cùng ngày, sao chổi này cũng sẽ đi qua vị trí gần Trái đất nhất trong lần xuất hiện này của nó ở khoảng cách 0,97 AU.
4. Ngày 14 tháng 01 – Trăng tròn tháng Chạp âm lịch
Mặt Trăng sẽ đạt đến pha Trăng tròn tháng Chạp âm lịch vào lúc 05 giờ 26 phút sáng ngày 14 tháng 01. Đây cũng là lần Trăng tròn cuối cùng trong năm Giáp Thìn. Vào thời điểm này, bạn có thể quan sát Mặt Trăng trong suốt đêm khi nó mọc lên vào lúc hoàng hôn và chỉ lặn đi khi bình minh đến.
Lần Trăng tròn đầu tiên của một năm dương lịch còn được gọi là ”Trăng sói” (Nguồn ảnh: zaidoopro on Pixabay)
Trăng tròn đầu tiên trong năm dương lịch còn được biết đến với cái tên là “Trăng sói”. Người ta cho rằng tên này có nguồn gốc từ tiếng Celtic và tiếng Anh cổ và được những người định cư châu Âu mang đến Bắc Mỹ. Sói hú là hành động để chúng giao tiếp ở khoảng cách xa. Không có dấu hiệu nào cho thấy các pha Mặt Trăng đóng vai trò cụ thể trong tiếng gọi của loài sói, nhưng sói là một loài động vật hoạt động về đêm và chúng thường hướng lên bầu trời để tiếng hú truyền được xa hơn.
Tại thời điểm đạt đến pha đầy đủ, Mặt Trăng sẽ có xích vĩ là 25°53′ trong chòm sao Gemini (Song Tử). Nó ở sẽ cách chúng ta khoảng 381.000 km. Trong những đêm sau đó, Mặt Trăng sẽ mọc muộn hơn khoảng một giờ mỗi ngày và chỉ xuất hiện trên bầu trời khi trời dần về khuya. Một tuần sau thời điểm Trăng tròn, Mặt Trăng sẽ đạt đến pha hạ huyền, khi đó, nó sẽ mọc lên vào lúc nửa đêm.
5. Ngày 16 tháng 01 – Sao Hỏa đạt vị trí trực đối
Sao Hỏa sẽ đạt đến vị trí trực đối – vị trí đối diện với Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất – vào lúc 09 giờ 32 phút ngày 16 tháng 01. Từ Hà Nội, hành tinh này sẽ nằm cao khoảng 7° so với đường chân trời hướng Đông Bắc khi màn đêm dần buông xuống. Nó sẽ lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00 giờ 09 phút, cao 85° so với đường chân trời hướng Bắc và vẫn cao khoảng 7° ở hướng Tây Bắc khi bình minh đến. Trong đêm, Sao Hỏa sẽ là một chấm sáng màu đỏ cam nổi bật có kích thước góc 14,5” cùng độ sáng biểu kiến – 1,4 trong khu vực của chòm sao Gemini (Song Tử).
Tối ngày 16 tháng 01, Sao Hỏa sẽ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời hướng Đông Bắc ngay sau khi Mặt Trời lặn. Đây là cơ hội tuyệt vời để quan sát hành tinh này trong thời gian hiếm hoi chỉ vài tuần xung quanh điểm trực đối (Nguồn ảnh: Pete Lawrence)
Vào thời điểm trực đối, Sao Hỏa cũng sẽ tiến đến gần Trái Đất nhất khiến hành tinh này trở nên sáng nhất và lớn nhất trong lần xuất hiện này. Trong tất cả các hành tinh, Sao Hỏa cho thấy sự thay đổi lớn nhất về kích thước và độ sáng biểu kiến. Kích thước góc của nó thay đổi hơn bảy lần khi ở vị trí gần (25,69”) và xa Trái Đất nhất (3,49”). Điều này xảy ra vì nó nằm ngay cạnh Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 1,5 AU. Do vậy, khoảng cách giữa Sao Hỏa và hành tinh của chúng ta thay đổi rất nhiều, từ 0,36 AU đến 2,68 AU, tùy thuộc vào vị trí tương đối giữa hai hành tinh này so với Mặt Trời. Hình dạng quỹ đạo của Sao Hỏa cũng khiến hành tinh này giành phần lớn thời gian ở cách xa Trái Đất, điều này tạo thêm động lực để chúng ta chú ý đến nó xung quanh thời điểm trực đối. Cứ sau khoảng hơn hai năm, Sao hỏa lại xuất hiện lớn và sáng trong vài tuần.
Ngay cả khi ở gần Trái Đất nhất, Sao Hỏa cũng chỉ xuất hiện dưới dạng một chấm sáng không khác biệt quá nhiều so với các ngôi sao nếu không có sự trợ giúp của kính thiên văn. Trong vài tuần sau khi đạt đến vị trí trực đối, hành tinh này sẽ đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời sớm hơn bốn phút mỗi đêm. Nó sẽ lùi xa dần khỏi bầu trời buổi sáng trước bình minh nhưng vẫn có thể nhìn thấy trên bầu trời buổi tối trong vài tháng tới.
6. Ngày 20 tháng 01 – Giao hội giữa Sao Kim và Sao Thổ
Từ những ngày trước đó, bạn đã thấy Sao Kim và Sao Thổ ngày một tiến đến gần nhau trên bầu trời chiều sau khi Mặt Trời lặn ở hướng Tây Nam. Và vào buổi chiều ngày 20 tháng 01 sắp tới, hai hành tinh này sẽ giao hội với nhau ở khoảng cách 2°31′. Từ Hà Nội, chúng sẽ xuất hiện cao khoảng 36° so với đường chân trời hướng Tây Nam vào lúc hoàng hôn và lặn đi vào lúc 20 giờ 58 phút, nghĩa là bạn sẽ có hơn ba tiếng để quan sát màn tiếp cận đầy ấn tượng của cặp đôi này.
Trong đêm, Sao Kim và Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến lần lượt là – 4,5 và 1,0 trong khu vực của chòm sao Aquarius (Bảo Bình). Chúng nằm quá xa nhau để có thể lọt vào cùng một trường nhìn của kính thiên văn, tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể quan sát cả hai trực tiếp bằng mắt thường hoặc qua ống nhòm.
Giao hội giữa Sao Kim và Sao Thổ trên bầu trời chiều ngày 20 tháng 01 (Nguồn ảnh: Stellarium)
7. Ngày 29 tháng 01 – Trăng mới tháng Giêng âm lịch (Tết Nguyên Đán)
Trăng mới tháng Giêng âm lịch, lần Trăng mới đầu của năm mới Ất Tỵ sẽ xảy ra vào lúc 19 giờ 37 phút ngày 29 tháng 01. Mặt Trăng sẽ đi qua gần Mặt Trời và bị che khuất trong ánh sáng chói chang của ngôi sao này trong một vài ngày. Vào thời điểm tiếp cận gần nhất, nó sẽ đi qua trong phạm vi 03°50′ tính từ Mặt trời trong khu vực của chòm sao Capriconus (Ma Kết).
Chuyển động trên quỹ đạo của Mặt Trăng đưa vệ tinh quay quanh Trái Đất với chu kỳ khoảng bốn tuần và kết quả là các pha của nó thay đổi tuần hoàn từ Trăng mới, Trăng thượng huyền, Trăng tròn, Trăng hạ huyền rồi Trăng mới sau mỗi 29,5 ngày. Chuyển động này cũng có nghĩa là, Mặt Trăng di chuyển hơn 12° về phía động trên bầu trời từ đêm này qua đêm khác, khiến nó mọc và lặn muộn hơn gần một giờ. Vào lúc Trăng mới, Mặt Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời gần như nằm trên cùng một đường thẳng theo đúng thứ tự trên. Khi đó, chúng ta sẽ nhìn thấy chính xác bán cầu không được chiếu sáng của Mặt Trăng  khiến nó trở nên vô hình trên bầu trời.
Trăng mới lược diễn đàn âm thanh vào ngày 29 tháng 01 đánh dấu sự bắt đầu của năm mới Ất Tỵ
Trong những ngày tiếp theo sau thời điểm Trăng mới, Mặt Trăng sẽ xuất hiện trên bầu trời vào cuối buổi chiều như một mảnh lưỡi liềm mỏng và lặn đi chỉ vài giờ ngay sau khi Mặt Trời lặn. Đến khoảng một tuần sau đó, Mặt Trăng sẽ ở lại trên bầu trời cho đến nửa đêm.
Hội Thiên Văn Hà Nội (HAS)
Biên tập : Phan Quân

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here