Ngày và đêm có độ dài bằng nhau thường gắn liền với điểm phân, nhưng ở một số khu vực, điều này lại xảy ra ở gần điểm chí. Đồng thời, sự đặc biệt này không bao giờ xảy ra ở xích đạo. Ví dụ, tại nửa phía bắc của Guayaquil, thành phố đông dân nhất Ecuador, độ dài ban ngày và ban đêm gần như bằng nhau một cách hoàn hảo từ ngày 18/06 đến 23/06. Điều đặc biệt là thành phố này cách đường xích đạo 240 km về phía Nam. Tại thủ đô Quito của Ecuador nằm ngay trên đường xích đạo, vào ngày hạ chí, độ dài ban ngày là 12 giờ 06 phút. Trên thực tế, tại Quito không bao giờ trải qua “trạng thái cân bằng” khi độ dài ban ngày luôn lớn hơn 12 giờ trong suốt năm
Vậy một trong những kiến thức mà bạn được học ở trường có thể sụp đổ khi nhìn vào thực tế: ngày và đêm liệu có bằng nhau ở điểm phân? Xét về ngữ nghĩa, điểm phân (equinox) có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là “sự cân bằng”. Tất nhiên một phần trong đó là sự thật. Vào cuối tháng 03 và đầu tháng 09 hàng năm, Mặt Trời chiếu sáng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Dựa trên kiến thức về hình học trong không gian, mọi vị trí trên bề mặt Trái Đất đều có 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm, phải không?
Nhận định trên không hoàn toàn chính xác vì nó vẫn chưa đề cập đúng với thực tế.
Thứ nhất, nhận định trên được áp dụng khi Mặt Trời là một điểm sáng, nghĩa là bỏ qua thời gian mọc và lặn của ngôi sao này. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta đều biết rằng, Mặt Trời là một đĩa sáng của kích thước góc khoảng 0,5 độ trên bầu trời. Ban ngày bắt đầu và kết thúc khi mép trên của Mặt Trời chạm đường chân trời. Nghĩa là, cho đến khi nào bạn vẫn nhìn thấy dù là một phần của đĩa sáng Mặt Trời phía trên đường chân trời thì lúc đó vẫn được xem là ban ngày và tính vào tổng thời gian của ban ngày. Điều này khiến độ dài ban ngày dài ra hơn một chút vì ở đây, thời gian mọc và lặn của Mặt Trời vẫn được tính vào
Thứ hai, bầu khí quyển của Trái Đất gây ra hiện tượng khúc xạ khiến cho Mặt Trời xuất hiện cao hơn một chút trên bầu trời so với vị trí thực tế của nó. Điều này có nghĩa là, đôi khi, bạn vẫn nhìn thấy Mặt Trời trên bầu trời dù thực tế, ngôi sao này đã lặn hẳn xuống phía dưới đường chân trời. Mức độ biến dạng này phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Chính sự khúc xạ đã khiến độ dài ban ngày dài thêm vì nó kéo dài thời gian xuất hiện của Mặt Trời phía trên đường chân trời
Hai hiện tượng này khiến độ dài ban ngày bị kéo dài, đồng thời độ dài ban đêm bị rút ngắn lại, đó là lý do tại sao vào điểm phân, ban ngày luôn dài hơn 12 giờ một chút trên toàn phần và những nơi gần xích đạo, bao gồm cả Quito có độ dài ban ngày lớn hơn 12 giờ quanh năm