Tháng 2 năm 2020 không có nhiều sự kiện thiên văn đặc sắc. Nhưng bạn vẫn có thể dành thời gian ngắm nhìn siêu trắng đầu tiên của năm và chinh phục thử thách tìm Sao Thủy ngay sau hoàng hôn.
(*) Thời gian trong bài viết đã được quy đổi ra giờ Việt Nam
Ngày 9 tháng 2 – Trăng tròn, Siêu trăng
Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và phần hướng về phía Trái Đất của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này diễn ra lúc 14:34.
Các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi lần trăng tròn này là Trăng Tuyết (Full Snow Moon) bởi thời gian này tuyết rơi dày nhất trong năm. Lần trăng tròn này còn được gọi là Trăng Đói (Full Hunger Moon), vì đây là lúc thời tiết khắc nghiệt làm cho việc săn bắn trở nên khó khăn.
Đây cũng là lần siêu trăng đầu tiên trong bốn lần siêu trăng của năm 2020. Mặt Trăng sẽ ở vị trí rất gần Trái Đất và nhìn có thể to và sáng hơn bình thường một chút.
Ngày 10 tháng 2 – Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía Đông
Sao Thủy đạt ly giác cực đại phía Đông, cách Mặt Trời 18,2 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát Sao Thủy vì nó sẽ ở vị trí cao nhất trên đường chân trời của bầu trời buổi tối. Hãy tìm hành tinh này ở tầm thấp trên bầu trời phía tây ngay sau hoàng hôn.
Ngày 23 tháng 2 – Trăng mới
Mặt Trăng sẽ nằm cùng phía với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm. Pha này diễn ra vào 22:33. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các thiên thể mờ như các thiên hà và các cụm sao bởi không có ánh trăng cản trở.
Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)
Nhóm biên soạn: Quỳnh Anh, Thu Hường, Khánh Linh, Hồng Nhung