Hướng dẫn chế tạo và lắp ráp kính thiên văn khúc xạ Phiên bản Ursa Major 60F900

0
4528
Hướng dẫn chế tạo và lắp ráp kính thiên văn khúc xạ – Phiên bản Ursa Major 60F900
Sau nhiều năm nghiên cứu và cải tiến, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách làm một chiếc kính thiên văn khúc xạ đơn giản trong vòng vài nốt nhạc từ các nguyên vật liệu sẵn có với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm thương mại có cấu hình tương đương. Phiên bản này mang tên Ursa Major – chòm sao Đại Hùng/Gấu Lớn, bạn có thể gọi “em nó”Gấu cũng được. Nhưng trước hết, hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên lý hoạt động của một chiếc kính thiên văn khúc xạ nhé!
I. Nguyên lí hoạt động
Kính thiên văn khúc xạ kiểu Kepler có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 dài (vật kính-thấu kính hướng về phía vật quan sát) và 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 ngắn (thị kính-nơi đặt mắt vào). Vật kính O1 có tác dụng tạo ảnh thật của vật (giống như thấu kính máy ảnh), thị kính O2 có tác dụng như 1 kính lúp phóng đại ảnh này. Sau đây là một số công thức cần nhớ:

Độ phóng đại


Khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi quan sát các thiên thể hay vật thể ở rất xa (vô cực)


Khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi quan sát các vật thể ở khoảng cách gần (d < 50m)
Lưu ý: khi quan sát ở gần thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính luôn lớn hơn khi quan sát các thiên thể hay vật thể ở rất xa

II. Nguyên vật liệu.
1. Vật kính tiêu sắc 60F900 kèm gá đỡ
Tìm hiểu thêm về vật kính tiêu sắc:
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…kinh-tieu-sac-

Các bạn có thể đặt mua tại đây:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/pro…m-ga-vat-kinh/

2. Thị kính
Tìm hiểu thêm về các loại thị kính:
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…i-kinh-Phan-I-
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…-kinh-Phan-II-

Các bạn có thể đặt mua tại đây:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/dan…i-kinh-barlow/

3. Bộ chỉnh nét D60
Dùng để thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính.

Các bạn có thể đặt mua tại đây:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/pro…chinh-net-d60/

4. Gương chéo đổi góc 90 độ 1.25″
Thực chất là 1 tấm gương phẳng giúp quan sát các thiên thể trên cao một cách thuận tiện hơn.

Các bạn có thể đặt mua tại đây:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/pro…-doi-goc-1-25/

Ngoài ra, các bạn cũng có thể mua trọn bộ kit linh kiện chế tạo kính thiên văn khúc xạ 60F900 tại đây với mức giá ưu đãi:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/product/bo-kit-60f900/

5. 1 đoạn ống u.PVC Φ60 dài khoảng 1 m
6. 1 đầu nối thẳng (măng-sông) u.PVC Φ60
7. 1 đầu nối chuyển bậc (co) u.PVC 75-60
8. 1 đoạn ống u.PVC Φ75 dài khoảng 10 cm
9. Băng dính xốp

Các nguyên vật liệu trên các bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng điện nước kim khí.

10. Chân đế
Các bạn có thể đặt mua tại đây:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/dan…bam-nhat-dong/

III. Chế tạo và lắp ráp

Bước 1:
Quấn 1 lớp băng dính xốp quanh bộ vật kính rồi nhét vào đoạn ống Φ75 như hình dưới, chú ý quay đầu dài hơn của bộ vật kính ra ngoài.

Bước 2:
Lắp đoạn ống Φ75 vào đầu nối chuyển bậc 75-60 theo chiều như hình dưới. Đoạn ống Φ75 có tác dụng che bớt ánh sáng không mong muốn chiếu vào kính thiên văn.

Bước 3:
Lắp bộ chỉnh nét vào đầu nối thẳng Φ60.

Bước 4:
Đầu tiên lắp vật kính và bộ chỉnh nét vào ống Φ60 rồi đo chiều dài tối đa và tối thiểu của toàn bộ kính. Sau đó áp dụng công thức ở mục I để tính toán xem nên cưa bớt ống Φ60 đi bao nhiêu là vừa. Tham khảo kĩ thuật cắt ghép ống nhựa tại đây:
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…ll=1#post22183

VD:

Để có thể sử dụng thị kính 4 mm quan sát các thiên thể thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính phải đạt:

Để có thể sử dụng thị kính 20 mm quan sát vật thể ở cách 30 m thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính phải đạt:

Lưu ý khoảng cách giữa vật kính và thị kính tính theo đường đi của tia sáng, tương ứng với khoảng cách từ vật kính đến tâm gương chéo đổi góc + khoảng cách từ tâm gương chéo đổi góc đến thị kính.

Bước 5:
Cuối cùng lắp bộ chỉnh nét và vật kính vào ống Φ60 rồi lắp thị kính vào bộ chỉnh nét. Vậy là xong phần thân kính thiên văn.

Bước 6:
Các bạn có thể hoàn thiện hơn nữa chiếc kính bằng cách lắp thêm kính định vị, sơn chống phản quang bên trong lòng ống kính và choá chống loá, sơn trang trí bên ngoài ống kính…:
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…ll=1#post22222

Bước 7:
Lắp chân đế vào kính:
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…tu-che&p=23320

IV. Thực hành quan sát

Trước hết hãy tập tháo lắp kính và sử dụng chân đế cho thành thạo, sau đó tập quan sát các mục tiêu trên mặt đất. Lưu ý do tính chất quang học của kính mà ảnh sẽ bị ngược trên-dưới, trái-phải, có thể hơi bất tiện khi quan sát địa văn nhưng quan sát các thiên thể thì vô tư.

Khi đã sẵn sàng, các bạn hãy chinh phục Mặt Trăng đầu tiên nhé! Quan sát trăng khuyết sẽ ấn tượng hơn trăng tròn đấy vì khi đó có thể thấy rõ các miệng hố ở phần rìa khuyết. Tiếp đến, hãy thử chinh phục các hành tinh cũng như các thiên thể mờ. Để định vị các thiên thể trên bầu trời, các bạn cỏ thể sử dụng phần mềm bản đồ sao Stellarium cho máy tính, Sky Map cho Android và Star Chart cho iOS.
Hướng dẫn sử dụng Stellarium – Phần mềm giả lập bầu trời sao:
https://thienvanhanoi.org/forum/showt…p-bau-troi-sao

Chú ý: Tuyệt đối KHÔNG được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt thường hay qua kính thiên văn, ống nhòm mà không có phim lọc chuyên dụng! Không tuân thủ đúng các biện pháp quan sát an toàn có thể dẫn tới tổn thương mắt hay mù lòa vĩnh viễn.

Nếu muốn chụp ảnh qua kính, các bạn có thể tìm mua phụ kiện tại đây:
https://thienvanhanoi.org/cuahang/dan…anh-thien-van/

Chúc các bạn yêu thiên văn có thể tự làm thành công một chiếc kính thiên văn khúc xạ Phiên bản Ursa Major 60F900 “xịn” theo hướng dẫn trên nhé!

Nguyễn Tùng Lâm
Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội – HAS

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here