
Chúng ta đang chứng kiến nhiều cơn bão địa từ hơn khi hoạt động của Mặt Trời tăng lên trong giai đoạn cực đại. Và cơn bão bắt đầu vào ngày 10 tháng 05 năm 2024 đã tạo ra cực quang tuyệt đẹp có thể được quan sát tới tận phía nam Mexico.
Bão địa từ xảy ra khi một bong bóng khí nóng được gọi là plasma thoát ra khỏi bề mặt Mặt Trời tấn công Trái Đất. Những bong bóng này bao gồm các đám mây proton, electron là những hạt mang điện. Khi đến Trái Đất, chúng tương tác với từ trường bao quanh hành tinh. Sự tương tác này làm cho từ trường bị biến dạng và suy yếu, từ đó dẫn đến cực quang và các hiện tượng tự nhiên thú vị khác
Cơn bão địa từ vào tháng 05 năm 2024 vừa qua được phân loại G5 trong thang đo bão địa từ gồm 5 cấp của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ. Nó đã làm gián đoạn liên lạc GPS. Những cơn bão mạnh hơn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đến mạng lưới điện và internet tại một khu vực hoặc trên toàn cầu
1. Sự kiện Carrington
Đã có rất nhiều cơn bão địa từ mạnh tấn công chúng ta và một trong số đó đã gây ra sự tàn phá đối với một trong những công nghệ điện tử đầu tiên. Vào ngày 01 – 02/09/1859, hệ thống điện báo trên khắp thế giới đã bị hư hại nghiêm trọng. Những người vận hành cho biết, họ đã bị điện giật, giấy điện báo bốc cháy và có thể vận hành thiết bị từ xa ngay cả khi đã ngắt kết nối. Vào buổi tối, cực quang có thể nhìn thấy tới tận phía nam của Colombia. Thông thường, ánh sáng phương Bắc này chỉ có thể được quan sát ở những nơi có vĩ độ cao như miền bắc Canada, Scandinavia và Siberia
Những gì thế giới đã trải qua ngày hôm đó, ngày nay được biết với tên gọi là “Sự kiện Carrington” là cơn bão địa từ lớn nhất được ghi nhận, mạnh hơn nhiều so với cơn bão vào đầu tháng này

Trên thực tế, bão địa từ đã được ghi nhận từ đầu thế kỷ 19 với dữ liệu khoa học từ các lõi băng ở Nam Cực cho thấy một sự kiện thậm chí còn lớn hơn xảy ra vào khoảng năm 774 được gọi là “Sự kiện Miyake”. Những dòng điện tích Mặt Trời tạo nên sự gia tăng của carbon-14 nhanh nhất từng được ghi nhận. Bão địa từ kích hoạt lượng lớn tia vũ trụ trong bầu khí quyển phía trên của Trái Đất, từ đó tạo nên carbon-14, một đồng vị phóng xạ của carbon
Một cơn bão địa từ khác nhỏ hơn 60% so với sự kiện Miyake xảy ra vào khoảng năm 993. Các lõi băng đã cho thấy bằng chứng rằng, các cơn bão địa từ quy mô lớn có cường độ tương tự như sự kiện Miyake hay Carrington xảy ra khoảng 500 năm một lần
2. Quy mô của một cơn bão địa từ
Ngày nay, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) sử dụng thang đo bão địa từ để xác định cường độ của các vụ phun trào trên Mặt Trời. “Thang G” gồm 5 cấp, với G1 là một cơn bão yếu và G5 là cực đoan. Sự kiện Carrington sẽ là một cơn bão G5

Nó còn đáng sợ hơn khi so sánh sự kiện Carrington với sự kiện Miyake. Các nhà khoa học có thể ước tính cường độ của sự kiện Carrington dựa trên sự biến động của từ trường Trái Đất được ghi lại bởi các đài quan sát tại thời điểm đó. Không có cách nào để xác định dao động của từ trường trong sự kiện Miyake. Thay vào đó, các nhà khoa học dựa vào mức độ gia tăng của đồng vị carbon-14 trong vòng thân cây trong khoảng thời gian đó. Sự kiện Miyake đã làm cho lượng carbon-14 tăng 12%. Để so sánh, sự kiện Carrington tạo ra lượng carbon-14 chưa tới 1%, do đó, sự kiện Miyake có độ lớn lấn át hoàn toàn cơn bão G5 trong sự kiện Carrington
3. Bão địa từ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưới điện
