Stephen Hawking – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời khoa học, con người vĩ đại đã định hình ngành vũ trụ học hiện đại và truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp hành tinh – vừa mới qua đời ở tuổi 76. Hãy cùng nhìn lại những chặng đường gian khổ mà đầy vinh quang trong cuộc đời ôngRạng sáng hôm nay, thứ 4, ngày 14 tháng 03 năm 2018, gia đình Hawking xác nhận ông đã qua đời tại nhà riêng ở Cambridge, Anh Quốc.Ba người con của Hawking, Lucy, Robert và Tim nhắc đến tin buồn:
“Chúng tôi vô cùng đau buồn trước việc người cha thân yêu của chúng tôi đã qua đời vào ngày hôm nay. Ông là nhà khoa học xuất chúng, một con người kì diệu mà huyền thoại cùng các công trình nghiên cứu của ông sẽ vẫn còn trường tồn mãi với thời gian. Lòng can đảm, tính kiên trì cùng với trí tuệ xuất sắc và tính hài hước của ông đã truyền cảm hứng cho người dân trên khắp thế giới”.
“Ông từng nói: “Vũ trụ sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu như đó không phải là nhà của những người ta yêu quý”. Chúng ta sẽ nhớ ông mãi mãi”.Hawking và con gái Lucy
Với giới khoa học cùng những người yêu mến ông, trực giác cũng như tính hài hước tinh quái của ông, đi cùng với trí tuệ phi phàm và căn bệnh quái ác ông mắc phải, tất cả đều trở thành biểu tượng cho năng lực vô hạn của con người.
Hawking thuở nhỏ (trái). Ông sinh ngày 08/01/1942, đúng 300 năm sau ngày mất của nhà bác học vĩ đại Galileo Galilei
Khi bác sĩ kết luận Hawking mắc phải chứng bệnh về hệ thần kinh vận động vào năm 1963 khi ông mới 21 tuổi, họ suy đoán rằng Hawking chỉ có thể sống thêm cùng lắm là 2 năm nữa. Nhưng nhờ quá trình tiến triển của bệnh chậm hơn bình thường, ông đã sống thêm hơn nửa thế kỉ.Trong suốt 3 năm học đại học tại Oxford, Hawking ước tính ông chỉ làm việc khoảng 1000 giờ. Ở kì cuối cùng, ông đang ở ngấp nghé giữa bằng loại một và bằng loại hai. Ông yêu cầu hội đồng chấm thi nên cấp cho ông bằng loại một để ông có thể rời trường đến Cambridge học tiếp, nếu không họ sẽ lại phải nhìn thấy ông ở Oxford. Không muốn dính dáng đến cậu sinh viên tinh quái này thêm nữa, hội đồng chấm thi đã chọn giải pháp thứ nhất.Hawking cùng vợ, Jane Wilde, và con trai tới nhận bằng danh dự của Đại học Cambridge
Những ai luôn phải sống trong bóng tối của cái chết thường sống rất lâu. Với Hawking, chính việc biết kết cục cuối cùng mà căn bệnh ông mắc phải mang lại, cùng với một lần chứng kiến cái chết của một cậu bé ông quen trong bệnh viện đã kích thích mục đích sống trong ông.
“Dù luôn có một đám mây đen che phủ tương lai, nhưng tôi lại thấy rằng chính nhờ thế tôi có thể tận hưởng cuộc sống hiện tại tốt hơn bao giờ hết. Tôi bắt đầu xúc tiến công việc nghiên cứu”.
“Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Đó là có được một tầm hiểu biết toàn diện về vũ trụ, tại sao vũ trụ lại có đặc điểm như hiện nay, và tại sao nó lại tồn tại”Hawking bắt đầu sử dụng nạng trong những năm 60, sau đó chuyển sang xe lăn. Khi bắt đầu chấp nhận số phận hơn, ông nổi tiếng với việc phóng xe lăn vô tội vạ trên đường xá ở Cambridge, không thèm để tâm đến người đi trên đường.Khám phá lớn đầu tiên của Hawking đạt được vào năm 1970, khi ông và Roger Penrose áp dụng toán học lỗ đen vào nghiên cứu vũ trụ và phát hiện thấy có một điểm kì dị, một vùng có không thời gian cong vô hạn, đã từng tồn tại trong quá khứ xa xôi: đó chính là nơi khởi sinh ra sự kiện Big Bang.Penrose thấy ông vẫn có thể giao tiếp với Hawking ngay cả khi Hawking đang mất dần giọng nói. Như ông nói, Hawking có một lòng quyết tâm tuyệt đối không để cho bất cứ điều gì vượt ngoài tầm hiểu biết của ông. “Hawking tự biết ông không sống được lâu, vì thế ngay lúc này ông thực sự muốn tìm hiểu được càng nhiều điều càng tốt.”, Penrose nhận xét về ngườiđồng nghiệp.
Hawking và nhà khoa học Roger Penrose (bên phải)
Năm 1974, sử dụng Thuyết Lượng tử, Hawking tuyên bố lỗ đen có phát xạ nhiệt và cuối cùng chính điều này làm nó tan biến”. Với lỗ đen kích thước trung bình, quá trình diễn ra cực kì chậm, nhưng lỗ đen nhỏ thì lại giải phóng bức xạ một cách nhanh khủng khiếp để cuối cùng phát nổ với năng lượng bằng một triệu quả bom khinh khí.Việc khám phá bức xạ của lỗ đen (được đặt tên Bức xạ Hawking) đã khuấy động một trong những cuộc tranh luận mạnh mẽ nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại. Hawking giải thiết rằng nếu lỗ đen bốc hơi, tất cả thông tin từng rơi vào trong nó sẽ biến mất mãi mãi. Điều này mâu thuẫn với một trong nhữngđịnh luật cơ học lượng tử cơ bản, chính vì thế nhiều nhà vật lý không đồng tình với ông. Hawking đưa ra một lí giả khác: thông tin lưu trữ trong chân trời sự kiện lỗ đen sẽ được mã hóa và đưa trở lại vũ trụ vào lúc lỗ đen phát xạ”.
Hawking trong một buổi diễn thuyết
Chính nhờ hàng loạt công trình nghiên cứu đột phá mà Hawking đã được bầu vào Hội Hoàng gia khi mới ở tuổi 32. Năm năm sau, ông đảm nhận vị trí giáo sư toán học Lucasian, vị trí giáo sư danh giá của Đại học Cambridge. Rất ít người từng được nhận cương vị này, trong đó có Isaac Newton, Charles Babbage, và Paul Dirac.Hawking tiếp tục có nhiều đóng góp lớn trong thập niên 80. Lý thuyết lạm phát vũ trụ cho biết vũ trụ thời kì đầu đã trải qua quá một quá trình mở rộng mãnh liệt. Năm 1982, Hawking nằm trong số những nhà khoa học đầu tiên lý giải cách mà các thăng giáng lượng tử – những dao động nhỏ của sự phân bố vật chất – có thể giúp vũ trụ mở rộng thông qua quá trình lạm phát. Chính trong những gợn sóng tí hon này, hạt giống cho các vì sao, hành tinh và cả sự sống bắt đầu nảy mầm.Tác phẩm Lược sử thời gian xuất bản lần đầu năm 1988 đã đưa hình ảnh của Stephen Hawking trở nên quen thuộc với công chúng. Cuốn sách nổi tiếng được ghi trong sách Kỉ lục Guinness thế giới đã nằm trên danh sách “bán chạy nhất” của Sunday Times trong suốt 237 tuần liên tục với 10 triệu bản được bán ra và dịch sang 40 thứ tiếng.Cuốn sách Lược sử thời gian của Hawking
Năm 1965, Hawking kết hơn với cô bạn thời đại học Jane Wilde, hai năm sau khi ông mắc chứng bệnh quái ác. Wilde lần đầu gặp Hawking năm 1962, trong lúc anh chàng đang thơ thẩn trên phố, mặt cúi gằm, ẩn sau mái tóc nâu tinh nghịch. Một người bạn đã cảnh báo Wilde đừng dính vào “gã khùng cùng gia đình điên đó”, tuy nhiên, cô đặt cả hết niềm tin và tình yêu thương vào chàng trai Stephen. Sau này, vào năm 2013, Wilde đã viết cuốn sách “Chuyến du hành tới vô hạn: Cuộc đời của tôi với Stephen” kể lại cuộc sống và tình yêu của hai người.
Hawking và vợ Jane Wilde
Năm 1985, trong một chuyến công tác tới Cern, Hawking buộc phải nhập viện vì bị nhiễm trùng. Ông quá yếu đến mức bác sĩ cân nhắc đến việc để cho ông ra đi trong thanh thản. Nhưng Wilde phản đối. Bà đưa chồng tới bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge để phẫu thuật mở khí quản. Nhờ đó Hawkingqua khỏi, nhưng giọng nói của ông đã mất đi vĩnh viễn. Hai vợ chồng Hawking sinh được ba người con, tuy nhiên hôn nhân đã đổ vợ vào năm 1991. Nhiềuđiều kiện và yêu cầu do Hawking đặt ra trở thành nhân tố phá hủy cuộc hôn nhân với Wilder. Bà viết “ông ấy trở thành một đứa trẻ với cái tôi to lớn và cứng đầu”, vì thế hai vợ chồng dường như đã trở thành “ông chủ” và “nô lệ”.
Hawking năm 1985
Bốn năm sau Hawking lấy Elaine Mason, một trong những người hầu gái từng chăm sóc ông tận tình. Cuộc hôn nhân kéo dài 11 năm. Trong thời gian đó, cảnh sát từng nhiều lần phát hiện Mason có ý định ngược đãi Hawking, tuy nhiên nhà vật lý phủ nhận điều này. Vì thế cảnh sát từ bỏ việc điều tra.
Hawking cùng người vợ thứ hai Elaine Mason
Hawking có thể không phải là nhà vật lý vĩ đại nhất trong thời đại của ông, nhưng chắc chắn trong lĩnh vực vũ trụ học, ông là tượng đài đồ sộ nhất. Hawking từng giành Giải Albert Einstein, Giải Wolf, Huy chương Copley và Giải Vật lý Cơ bản nhưng lại chưa có duyên với giải Nobel.
Hawking nhận huy chương Copley
Hawking nổi tiếng là nhà khoa học thích cá cược cho dù không ít lần thua. Năm 1975, ông đánh cược với nhà vật lý Mỹ Kip Thorne rằng nguồn phát tia X Cygnus-1 không phải là lỗ đen (người thua cuộc sẽ phải mua một kỳ tạp chí Penthouse). Mười lăm năm sau, Hawking thua cược. Năm 1997, Hawking và Thorne lại cá cược với John Preskill rằng thông tin chắc chắn sẽ bị mất trong lỗ đen (lần này học cá cược một bộ từ điển bách khoa). Cuối cùng, Hawkingphải nhận thua năm 2004. Năm 2012, ông lại phải móc túi 100$ trả cho Gordon Kane vì chót khẳng định chúng ta sẽ không phát hiện được hạt Higgs.Hawking cùng nhà khoa học Kip ThorneHawking cùng Peter Higgs – tác giả của thuyết về hạt Higgs
Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Stephen Hawking từng được khắc họa trong nhiều cuốn sách và phim tài liệu, gần đây nhất là bộ phim điện ảnh The Theory of Everything do tài tử Eddie Redmayne thủ vai ông. Ngoài ra, Hawking từng xuất hiện trong bộ phim hoạt hình The Simpsons và chơi bài cùng Einstein và Newton trong phim Star Trek:The Next Generation.
Hình ảnh trong bộ phim điện ảnh The Theory of Everything
Hawking từng khẳng định nếu nhân loại muốn sống sót, chúng ta buộc phải tiến vào không gian vũ trụ. Ông cũng cảnh báo kịch bản tệ nhất của Trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có đề cập đến hệ thống vũ khí tự hoạt động (Autonomousweapons). Hawking luôn cảm thấy phấn khích với các cuộc tranh luận, ông còn bị nhận xét là người phân biệt giới tính và là người ghét kết hôn. Năm 2013, theo lời khuyên của giới học giả Palestine, Hawking tẩy chạy một cuộc hội nghị khoa học lớn tổ chức tại Israel.
Hawking tại Hội nghị chuyên đề quốc tế về Trọng lực và lỗ đen, năm 2017
Hawking có một số phát ngôn ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của nhiều người. Trong cuốn Bản biết kế vĩ đại (2010), ông tuyên bố Chúa Trời không cần thiết phải tồn tại để vận hành vũ trụ. Trong cuộc phỏng vấn của Guardian một năm sau đó, ông cũng phủ nhận sự an ủi do niềm tin tôn giáo mang lại.
Hawking cùng giáo hoàng Francis
Hawking tham gia một thí nghiệm không trọng lực
Hawking cũng từng nói về việc ông qua đời, một viễn cảnh xa hơn các bác sĩ đã từng nghĩ:
Hawking trong phòng làm việc. Phía trên giá sách có một bức ảnh của Albert Einstein. Lúc sinh thời, Hawking thường được ví như nhà khoa học vĩ đại nhất sau thời Einstein, và ông cũng mất đúng ngày sinh của Einstein.Dịch: Công Thắng – HAS
Dịch từ www.theguardian.com