Điều gì tạo nên quầng sáng xung quanh Mặt Trời và Mặt Trăng?

0
109
Quầng Mặt Trời được quan sát tại nhiều tỉnh thành tại Việt Nam vào trưa ngày 21 tháng 05 năm 2024. Nguồn ảnh: Minh Lan
Quầng Mặt Trời được quan sát tại nhiều tỉnh thành tại Việt Nam vào trưa ngày 21 tháng 05 năm 2024. Nguồn ảnh: Minh Lan
Bạn đã bao giờ nhìn lên bầu trời và phát hiện một vòng sáng lớn xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng chưa? Các nhà khoa học gọi đó là quầng sáng 22 độ. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì bán kính của vòng sáng này luôn xấp xỉ bằng 22 độ
Sự thay đổi xảy ra trong hơn 7 phút khi quầng Mặt Trăng xuất hiện. Nguồn ảnh Eliot Herman
Sự thay đổi xảy ra trong hơn 7 phút khi quầng Mặt Trăng xuất hiện. Nó tồn tại khoảng 40 phút và biến mất cùng những đám mây ngày càng tăng. Mặc dù có vẻ như quầng sáng đang hình thành từ một hình dạng kỳ lạ, nhưng thứ thực sự được chiếu sáng là rìa các đám mây ngay trước đó. Nhưng ảo giác này cho ta một quầng sáng có hình dạng kỳ lạ trước khi trở lại thành tròn. Bức ảnh được chụp vào ngày 05 thâng 05 năm 2018. Nguồn ảnh Eliot Herman
Những bức ảnh chụp lại quầng sáng đều có bầu trời khá trong xanh và bạn có thể nhìn thấy Mặt Trời hay Mặt Trăng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện trước cơn bão và là dấu hiệu của những đám mây ti tầng mỏng ở độ cao 6 km trở lên ở phía ngay trên chúng ta. Những đám mây này chứa hàng triệu tinh thể băng nhỏ. Quầng sáng mà bạn nhìn thấy là sự kết hợp của hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng khi chúng đi qua các tinh thể băng này.
● Khúc xạ 
Khúc xạ là sự thay đổi hướng của sóng (trong trường hợp này là ánh sáng) do sự thay đổi tốc độ của chúng. Điều này thường được quan sát thấy khi sóng truyền từ môi trường này qua môi trường khác ở bất kỳ góc tới nào khác 90 độ hoặc 0 độ. Vì vậy, khi ánh sáng bị khúc xạ bên trong các tinh thể băng, nó bị phân tách thành các màu thành phần tạo nên dải màu từ đỏ đến tím
● Phản xạ
Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi sóng gặp một bề mặt hoặc ranh giới không hấp thụ năng lượng của bức xạ khiến sóng bị bật ngược trở lại. Ánh sáng không bị phân tách thành các màu thành phần vì nó không bị “bẻ cong” và tất cả các bước sóng đều phản xạ với các góc như nhau
Ánh sáng (nhìn thấy) là bức xạ điện từ có bước sóng mà mắt có thể nhìn thấy được. Nó bao gồm tất cả các màu sắc của cầu vồng. Chúng ta có thể nhìn thấy những màu sắc này bằng cách phân tách ánh sáng thành các màu thành phần từ đỏ đến tím khi cho nó đi qua lăng kính. Trong khí quyển, ở những điều kiện nhất định, các tinh thể băng cũng hoạt động như một lăng kính giúp chúng ta nhìn thấy các màu sắc khác nhau tạo nên ánh sáng được nhìn thấy hàng ngày. Các tinh thể được định hướng và định vị sao cho phù hợp để mắt bạn quan sát thấy một quầng sáng xuất hiện
Đó cũng là lý do tại sao, giống như cầu vồng, quầng sáng xung quanh Mặt Trời hay cả Mặt Trăng đều “mang tính cá nhân”. Mọi người nhìn thấy những quầng sáng độc nhất của riêng mình và được tạo ra bởi các tinh thể băng khác nhau tùy theo góc nhìn của họ. Vì vậy, quầng sáng bạn đang nhìn thấy khác với quầng sáng mà người đứng bên cạnh bạn đang nhìn
Quầng Mặt Trời trên bầu trời Hà Nam vào trưa ngày 21 tháng 05 năm 2024. Nguồn ảnh: Sưu tầm
Quầng Mặt Trời trên bầu trời Hà Nam vào trưa ngày 21 tháng 05 năm 2024. Nguồn ảnh: Sưu tầm
Quầng Mặt Trời là một hiện tượng thú vị, tuy nhiên hãy cẩn thận khi quan sát và chụp ảnh nó. Việc hướng tầm nhìn trực tiếp vào Mặt Trời mà không có thiết bị hỗ trợ đi kèm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt bạn. Đừng bao giờ nhìn thẳng vào Mặt Trời, ngay cả khi nó ít sáng hơn qua mây hoặc sương mù
Quầng sáng xung quanh Mặt Trời được chụp vào ngày 29 tháng 08 năm 2020 ở Vadidara, Gujarat, Ấn Độ. Nguồn ảnh: Jayesh Jayesh
Quầng sáng xung quanh Mặt Trời được chụp vào ngày 29 tháng 08 năm 2020 ở Vadidara, Gujarat, Ấn Độ. Nguồn ảnh: Jayesh Jayesh
● Liệu tại những khu vực có vĩ độ cao, chúng ta có thường xuyên nhìn thấy quầng sáng xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trời như ở khu vực xích đạo không?
Đó là một câu hỏi hay những không dễ để trả lời chính xác vì không có số liệu thống kê tần suất xuất hiện của quầng sáng ngoại trừ một hoặc hai quốc gia có vĩ độ trung bình ở Châu Âu
Chúng ta cần phân biệt giữa (a) quầng sáng hình thành bởi bụi kim cương ở nhiệt độ thấp trong thời tiết rất lạnh và (b) quầng sáng hình thành bởi tinh thể băng trong các đám mây ti tầng cao
Rõ ràng, (a) chỉ xảy ra ở các vùng cực hoặc những nơi có mùa đông rất lạnh như Canada
(b) có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên hành tinh này trong cả mùa đông hoặc mùa hè. Tần suất xuất hiện của chúng phụ thuộc vào độ bao phủ của mây ti tầng và liệu nó có chứa các tinh thể băng đủ để hình thành quầng sáng hay không? Điều thứ hai là chúng rất khó dự đoán. Vì dụ, có sự khác biệt lớn về tần suất và loại quầng sáng xuất hiện trên phạm vi 300 km ở Anh
Quầng Mặt Trăng vào ngày 25 tháng 09 năm 2021 được chụp từ Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ. Nguồn ảnh: Soumyadeep Mukherjee
Quầng Mặt Trăng vào ngày 25 tháng 09 năm 2021 được chụp từ Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ. “Bầu trời lúc nửa đêm thật bận rộn. Nhiều quầng sáng bao quanh vệ tinh này. Pleiades ở ngay cạnh đó, chàng thợ săn Orion đang trỗi dậy cùng nhiều chòm sao khác. Một vệt sáng đi qua quầng sáng cùng lúc. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời”. Nguồn ảnh: Soumyadeep Mukherjee
● Hãy chú ý vào quầng sáng đang xuất hiện
Vì ánh Trăng không sáng lắm nên quầng sáng của Mặt Trăng hầu như không màu. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy màu đỏ ở mép trong và xanh lam ở mép ngoài của quầng sáng. Những màu sắc này dễ nhận thấy hơn trong quầng sáng xung quanh Mặt Trời. Nếu bạn nhìn thấy chúng, hãy chú ý rằng, mép trong sắc nét trong khi mép ngoài sẽ khuếch tán hơn. Ngoài ra, bầu trời xung quanh quầng sáng có phần tối hơn đôi chút so với phần còn lại của bầu trời
(Theo EarthSky)
Hiệp hội Thiên văn Hà Nội (HAS)
Dịch và biên tập: Phan Quân

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here