Độ dài ngày và đêm có thực sự bằng nhau tại điểm phân?

0
10
Độ dài ngày và đêm có thực sự dài bằng nhau tại điểm phân?
Từ Equinox (điểm phân) có nguồn gốc từ aequinoctium trong tiếng Latin và có nghĩa là ngày đêm bằng nhau. Chính điều này tạo cho chúng ta suy nghĩ này, ngày và đêm tại điểm phân có độ dài chính xác bằng 12 giờ. Trên thực tế, ngày và đêm chỉ gần bằng nhau vào ngày Mặt Trời đi qua điểm phân (xuân phân hoặc thu phân). Tại hầu hết các vị trí trên Trái Đất có xu hướng nhận được nhiều ánh sáng ban ngày hơn vào hai ngày này trong năm nhờ vào hiệu ứng khúc xạ của bầu khí quyển và định nghĩa về cách Mặt Trời học hay lặn của chúng ta
Ngày chỉ dài hơn một chút tại điểm phân. Nguồn ảnh: ©iStockphoto.com/shanecotee
1, Hơn 12 giờ nhận được ánh sáng ban ngày
Thu phân sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ 34 phút ngày 22 tháng 09 năm 2024. Vào ngày này, người dân ở thủ đô Hà Nội sẽ tận hưởng một ngày (ban ngày) dài 12 giờ 07 phút 19 giây. Trong khi đó, đi xa hơn về phía Nam tới thành phố Hồ Chí Minh, độ dài ban ngày sẽ không thay đổi quá nhiều (12 giờ 06 phút 46 giây).
Vào ngày này, ở Nam Cực, Mặt Trời sẽ mọc trong 24 giờ. Đây chính là cơ hội hoàn hảo để quan sát hiện tượng “Mặt Trời lúc nửa đêm!”
Các vị trí trên xích đạo, độ dài ban ngày luôn dài hơn 12 giờ một chút trong suốt năm
Tại điểm phân, trục tự quay của Trái Đất vuông góc với tia sáng Mặt Trời như trong hình. Nguồn ảnh: timeanddate
2, Mép trên của đĩa sáng Mặt Trời xác định thời gian mọc
Một trong những lý do tại sao hầu hết các địa điểm trên Trái Đất không tận hưởng chính xác 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm vào ngày diễn ra điểm phân là do cách Mặt Trời mọc hay lặn được chúng ta định nghĩa
Nếu Mặt Trời mọc hoặc lặn được hiểu là thời điểm tâm hình học của đĩa sáng Mặt Trời đi qua đường chân trời thì ngày và đêm sẽ dài đúng 24 giờ tại điểm phân. Tuy nhiên, chúng ta lại không sử dụng định nghĩa nay. Bình minh hay hoàng hôn là thời điểm chính xác mà mép trên của đĩa sáng Mặt Trời lần lượt chạm vào đường chân trời phía đông (Mặt Trời mọc) hoặc phía tây (Mặt Trời lặn), Thời gian để Mặt Trời mọc hay lặn hoàn toàn có thể mất tới vài phút làm cho độ dài ban ngày cũng dài hơn một chút tại điểm phân
3, Khúc xạ ánh sáng
Ở đây, Mặt Trời đã nằm phía dưới đường chân trời. Tuy nhiên, sự khúc xạ khí quyển làm cho ngôi sao này có thể được nhìn thấy được ngay cả khi nó chỉ đã khuất dưới đường chân trời. Nguồn ảnh: ©bigstockphoto.com/mexitographer
Một lý do khác giải thích tại sao độ dài ban ngày dài hơn 12 giờ tại điểm phân là do ánh sáng Mặt Trời bị khúc xạ khi đi bầu khí quyển Trái Đất. Sự khúc xạ này làm cho phần rìa trên của đĩa sáng Mặt Trời có thể được nhìn thấy từ Trái Đất vài phút trước khi nó thực sự chạm tới đường chân trời. Điều tương tự cũng xảy ra vào lúc hoàn hôn khi bạn vẫn có thể nhìn thấy Mặt Trời trong vài phút sau khi nó đã lặn xuống đường chân trời. Điều này làm cho mỗi ngày trên Trái Đất, bao gồm cả ngày diễn ra điểm phân, độ dài ban ngày sẽ dài hơn 06 phút so với thời gian ban ngày nếu không có ảnh hưởng bởi hiện tượng khúc xạ
4, Vĩ độ xác định độ dài ban ngày
Ngay cả khi ngày và đêm không chính xác bằng nhau tại điểm phân, vẫn sẽ có những ngày mà độ dài ban ngày và ban đêm rất gần 12 giờ. Chúng được gọi là “điểm cân bằng”, và ngày này phụ thuộc vào vĩ độ của một vị trí và có thể xảy ra vài ngày tới vài tuần trước hoặc sau một điểm phân
Ví dụ, tại Hà Nội, 17 tháng 03 và 26 tháng 09 là hai điểm cân bằng khi nó có độ dài ngày và đêm gần như xấp xỉ bằng nhau và rất gần 12 giờ
(Theo timeanddate)
Hội Thiên văn Hà Nội (HAS)
Dịch và biên tập: Phan Quân

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here