Hội Thiên Văn Hà Nội được thành lập nhằm mục đích là nơi những người có chung đam mê thiên văn học cùng trao đổi, học tập, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về thiên văn học. Nơi đây tất cả những người yêu thiên văn học đều có thể tham gia cùng Hội. Cùng nhau phát triển hơn nữa cho nền thiên văn nước nhà càng ngày càng phát triển.
HỘI THIÊN VĂN HÀ NỘI (HAS)
I.Tôn chỉ – Mục đích
1. Tên gọi chính thức:
• Hội Thiên Văn Hà Nội
• Tên tiếng anh: HANOI ASTRONOMY SOCIETY. Gọi tắt là HAS.
• Thành lập ngày 24/05/2008
• Trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Thành Phố Hà Nội
• Trụ sở: Số 8, ngách 39, ngõ 68, Cầu Giấy, Hà Nội
• Email: hoithienvanhanoi@gmail.com – SĐT: 0986.666.987
2. Tính chất
• Là tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện tham gia và đóng góp của những người yêu thiên văn ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và pháp luật của nhà nước.
3. Mục đích và phạm vi hoạt động:
• Giúp phổ biết kiến thức khoa học thiên văn – vũ trụ đến giới trẻ
• Là nơi gặp gỡ của những người có chung niềm đam mê với thiên văn, muốn học hỏi và hiểu thêm về thiên văn, vũ trụ…
• Mang kiến thức và tình yêu thiên văn đến với mọi người và đặc biệt là HS, SV với mục đích “Tiếp lửa đam mê hướng tới một cộng đồng thiên văn tại cả nước nói chung và đặc biệt là Hà Nội nói riêng”.
4. Mục tiêu hướng tới
• Trở thành hội thiên văn uy tín tại Việt Nam, hội tụ được nhiều trái tim đam mê thiên văn, xây dựng một mái nhà chung đoàn kết, gắn bó giữa những con người say mê, yêu thích vũ trụ, hành tinh và các vì sao…
• kết hợp với các trường học để đưa thiên văn và khoa học vũ trụ đến gần với học sinh, sinh viên……
II.Thành viên của hội
1. Đối tượng tham gia
Tất cả những ai yêu thích và đam mê thiên văn, muốn tìm hiểu và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt hoan nghênh các bạn ở ngoài Hà Nội muốn tham gia cùng hội (từ 12tuổi trở lên)… và đồng ý với các điều lệ của hội thì đều có thể đăng ký để trở thành viên của hội.
2. Thành viên
a) Thành viên chính thức: Các thành viên sống và làm việc tại Hà Nội, có điều kiện tham gia các hoạt động và tổ chức hội.
b) Thành viên không chính thức: Các thành viên sống và làm việc tại các tỉnh, thành phố khác không có điều kiện tham gia các hoạt động trực tiếp của hội.
c) Thành viên danh dự: Các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến thiên văn và hoạt động của hội.
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên
a) Quyền lợi
• Được tham gia các hoạt động quan sát thiên văn, tham gia biểu quyết, xây dựng và tổ chức hội.
• Học hỏi, giao lưu, trao đổi kiến thức và kết bạn với các thành viên khác của hội thông qua các buổi họp, quan sát và trên forum của hội.
• Được cung cấp thông tin và hướng dẫn chuẩn bị cho những buổi quan sát các hiện tượng thiên văn kỳ thú xảy ra.
• Được mượn và sử dụng các sách tham khảo liên quan đến thiên văn, hướng dẫn và sử dụng các thiết bị hỗ trợ như kính thiên văn các loại…
b) Nghĩa vụ
• Tôn trọng và chấp hành các điều lệ của hội.
• Đóng quỹ đầy đủ theo mức do Ban chấp hành hội quy định cho mỗi thành viên.
• Tham gia tích cực và đầy đủ các hoạt động của hội.
• Giới thiệu thiên văn và hội với những người xung quanh.
III. Tổ chức của hội
Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức:
1/ Chủ nhiệm Hội Thiên Văn Hà Nội (HAS) – là người đại diện của HAS, trực tiếp quản lý, định hướng và điều hành hoạt động của HAS theo quy định.
2/ Phó chủ nhiệm – Tổ chức, Truyền thông:
Chịu trách nhiệm quản lý, phát triển nguồn lực, là người giới thiệu, quảng bá hình ảnh và hoạt động của hội trên cộng đồng mạng.
Chịu trách nhiệm điều hành nhóm tổ chức, tổ chức các sự kiện, kỉ niệm các ngày đặc biệt trong năm, hỗ trợ các nhóm khác tổ chức các chương trình lớp học, đồng thời lên dự án tổ chức các cuộc thi kiến thức thiên văn và các cuộc thi tên lửa nước cho các trường trong địa bàn TP. Hà Nội và các khu vực lân cận…
3/ Phó chủ nhiệm – Kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm điều hành nhóm kĩ thuật quản lý, sử dụng các dụng cụ kỹ thuật kính thiên văn, ống nhòm, robot…tổ chức các lớp học chế tạo kính thiên văn, tên lửa nước, thực nghiệm thiên văn, sáng tạo… đồng thời trả lời các câu hỏi về kĩ thuật khi có thắc mắc, truyền tải các kiến thức về kĩ thuật cho các thành viên.
Xây dựng phát triển các dự án kỹ thuật như robot, vệ tinh, các dụng cụ thí nghiệm thực hành thiên văn..
4/ Phó chủ nhiệm – Kiến thức, dịch thuật:
Chịu trách nhiệm điều hành nhóm kiến thức, tổ chức các lớp học thiên văn học cơ bản cho học sinh, sinh viên, các thành viên HAS và những người có quan tâm, nhằm truyền tải kiến thức cho cộng đồng.
Chịu trách nhiệm điều hành nhóm dịch thuật, thường xuyên tìm hiểu và cập nhật tin tức giá trị từ các trang web chính thống của nước ngoài như NASA.com, Space.com, Astronomy.com,… Sưu tầm, tổng hợp và hệ thống hóa các phim, tài liệu hay từ các hãng truyền hình nước ngoài như BBC, History Channel, Discovey Channel,… Dịch và ghép phụ đề các phim chưa có phụ đề tiếng Việt (Phim chưa được dịch bởi các tổ chức, câu lạc bộ khác trong nước).
5/ Mỗi mảng công việc sẽ chia thành các nhóm hoạt động: Mỗi nhóm hoạt động có trưởng nhóm và phó nhóm chịu trách nhiệm quản lý, triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
• Thể thức bầu cử, bổ nhiệm: Bỏ phiếu
• Thời hạn giữ chức vụ: Mỗi nhiệm kì 5 năm
• Cách chức, loại bỏ tư cách thành viên: Nếu các thành viên làm việc không hiêu quả hoặc gây ra các sự vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, lợi ích của Hội, cũng như lợi dụng danh nghĩa của Hội mà không được cho phép của BCN. Thì BCN, các thành viên trong hội có quyền loại bỏ chức vụ, tư cách thành viên Hội đối với thành viên đó.
IV. Hoạt động của hội
1. Tổ chức các chương trình sự kiện thiên văn, các dự án quốc tế như kỉ niệm các ngày đặc biệt trong năm: World Space Week , Yuri Night…
2. Sinh hoạt định kỳ: Thời gian sinh hoạt là mỗi tháng 1 lần vào tối chủ nhật đầu tiên của tháng (địa điểm và thời gian cụ thể sẽ được thông báo theo từng lần sinh hoạt).
3. Sinh hoạt ngoại khoá online: Tối thiểu là ba tháng 1 lần hoặc theo sự yêu cầu của các thành viên hay có sự kiên, hoạt động, workshop đặc biệt đáng chú ý.
4. Tổ chức các buổi dã ngoại thiên văn quan sát bầu trời: Hội trại thiên văn, quan sát Nhật Thực, Nguyệt thực, Sao Băng, sao chổi và các hiện tượng thiên văn kỳ thú khác. Nội dung quan sát thiên văn bao gồm:
– Quan sát các hành tinh, các tinh vân, cụm sao trên bầu trời, xác định các chòm sao, quan sát các hiện tượng thiên văn …
– Chụp ảnh thiên văn.
5. Tổ chức các lớp học thiên văn, sử dụng chế tạo kính thiên văn cũng như các lớp học cho các bạn nhỏ yêu thiên văn
V. Tài chính của hội
1. Nguồn thu
• Hội phí
• Tiền và hiện vật do các tổ chức, cá nhân ủng hộ.
• Thu từ các nguồn thu khác.
2. Nguồn chi
• Các hoạt động của hội, các dự án khả thi của các thành viên.