Tháng 9 đánh dấu bắt đầu của mùa thu ở Bắc bán cầu. Trong tháng này không có hiện tượng thiên văn nào đặc sắc, tuy nhiên bạn có thể dành thời gian đắm mình vào vẻ đẹp của dải Ngân Hà trong những đêm trời trong, không có ánh trăng.
(*) Thời gian trong bài viết đã được quy đổi ra giờ Việt Nam
Ngày 2 tháng 9 – Trăng tròn
Mặt Trăng nằm đối diện với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất, lúc này mặt hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng tối đa. Pha này diễn ra vào lúc 12:23. Vì lần trăng tròn này rơi vào đúng khoảng thời gian thu hái ngô nên các bộ lạc bản địa Châu Mỹ xưa kia gọi đó Trăng Ngô (Full Corn Moon).
Ngày 11 tháng 9 – Sao Hải Vương ở vị trí xung đối
Hành tinh xanh khổng lồ này sẽ tiến đến rất gần Trái Đất và sẽ được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ. Ta có thể quan sát suốt đêm khi mà nó sáng hơn bất cứ thời điểm nào trong năm. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát và chụp Sao Hải Vương. Tuy nhiên, bởi vì nằm rất xa Trái Đất nên hành tinh này chỉ xuất hiện như một chấm xanh tí hon, trừ khi sử dụng những kính thiên văn mạnh nhất.
Ngày 17 tháng 9 – Trăng mới
Nhìn từ Trái Đất, chúng ta sẽ không thể thấy được Mặt Trăng bởi nó sẽ nằm cùng phía Mặt Trời. Pha này diễn ra vào 18:00. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể mờ như các thiên hà hay các cụm sao vì không bị ánh trăng cản trở.
Ngày 22 tháng 09 – Thu phân
Thu phân diễn ra vào 20:31. Lúc này, Mặt Trời sẽ chiếu thẳng xuống xích đạo, thời gian ban ngày và ban đêm ở khắp nơi trên Trái Đất gần như dài như nhau. Đây cũng chính là ngày đầu tiên của mùa thu ở Bắc bán cầu và ngày đầu tiên của mùa xuân ở Nam bán cầu.
Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)
Nhóm biên soạn: Quỳnh Anh, Thu Hường, Khánh Linh, Hồng Nhung