ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI

0
8342
Từ khoảng năm 1500 TCN cho đến thế kỷ 14, tổ tiên chúng ta đã tìm ra cách sử dụng Mặt trời để xác định thời gian. Những thiết bị thường có hình tam giác và tạo ra bóng đổ trên mặt số để xác định giờ tùy thuộc vào vị trí của Mặt trời so với Trái đất.

Đồng hồ Mặt Trời ngang ở Taganrog, (1833)

Đồng hồ Mặt trời khổng lồ của Jantar Mantar tại JaipurẤn Độ, là đồng hồ Mặt Trời lớn nhất trên Trái Đất, cao 27 m. Còn được biết đến với tên Samrat Yantra (Thiết bị tối cao); bóng của nó di chuyển 1 mm mỗi giây, và chừng chiều rộng của bàn tay (6 cm) mỗi phút.

 

 

Đồng hồ Mặt Trời là một thiết bị đo thời gian dựa vào vị trí của Mặt Trời. Trong thiết kế thường gặp nhất, như trong đồng hồ mặt trời ngang, mặt trời đổ bóng kim (một thanh kim loại mỏng và sắc) lên trên một mặt phẳng có khắc các đường chỉ thời gian trong ngày. Khi mặt trời di chuyển trong ngày, bóng của kim sẽ đổ xuống thẳng hàng với các đường trên mặt đĩa. Thiết kế như vậy đòi hỏi kim thẳng hàng với trục quay của Trái Đất. Vì thế, để một đồng hồ Mặt trời chỉ được giờ chính xác, kim phải chỉ về cực bắc đúng (không phải cực bắc từ) và góc của kim với đường ngang phải bằng vĩ độcủa chiếc đồng hồ. Những loại đồng hồ Mặt Trời được sản xuất hàng loạt nhằm mục đích trang trí nhiều khi không chỉ đúng thời gian.
Độ chính xác của những đồng hồ cổ xưa này không thể so sánh với những thiết bị hiện đại mà chúng ta đang sử dụng tuy nhiên đồng hồ Mặt trời cũng có nguyên tắc làm việc tương tự như những đồng hồ hiện đại đó là dựa vào vị trí của Trái đất so với Mặt trời.
Đồng hồ mặt trời.
Đồng hồ mặt trời.
Một kỹ sư người Pháp đã tìm cách hiện đại hóa loại đồng hồ cổ xưa này cho phù hợp hơn với thời đại kỹ thuật số hiện nay. Thiết bị được in từ máy in 3D và có thể hiển thị số dưới kiểu số của đồng hồ điện tử thập niên 80.
Thiết bị Mojoptix.
Thiết bị Mojoptix.
Thiết bị này không phải là một đồng hồ điện tử thực thụ. Nhưng giống như việc Trái đất quay quanh trục của nó và sự dịchgi
chuyển xung quanh Mặt trời, các chùm tia sáng thông qua những lỗ nhỏ trên thiết bị này sẽ hiển thị thời gian lên bề mặt cố định của thiết bị.
Được đặt tên là Mojoptix, thiết bị này sử dụng số lượng hiệu chuẩn các lổ nhỏ hình tam giác ghép lại với nhau (Các gnomom) để có thể cho ra kết quả thời gian chính xác nhất. Vào lúc 10 giờ sáng (10AM) thì thiết bị sẽ thể hiện số 10:00 am dưới dạng bóng mờ trên nền thiết bị bên dưới.
Gnomom – thành phần quan trọng nhất của đồng hồ Mặt trời.
Gnomom – thành phần quan trọng nhất của đồng hồ Mặt trời.
Vẫn còn nhiều hạn chế vì sử dụng Mặt trời nên không thể dùng vào ban đêm và độ chính xác bị giới hạn từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Nhưng thực tế đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm được từ ánh sáng Mặt trời giống như tổ tiên chúng ta đã làm trước đây từ 3600 năm về trước cho nên thiết bị này có thể được xem như là một cải tiến thú vị của đồng hồ Mặt trời cổ đại.
Thanh Dung – HAS.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here