Những thảm họa không gian

0
2777
 
Các chuyến khám phá không gian luôn là những nhiệm vụ hết sức nguy hiểm. Cho đến hiện tại đã có 22 người hy sinh tính mạng do các tai nạn thảm khốc trong các sứ mệnh đặc biệt này.
Dưới đây là những tai thảm họa đã xảy ra trong không gian trong gần 100 năm trở lại đây.

1. Tàu con thoi Challenger

 
Tàu con thoi vũ trụ Challenger rời khỏi bệ phóng

Tàu con thoi Challenger (tiếng Anh: thách thức, số hiệu OV 099) là một trong những con tàu con thoi thuộc quản lí của Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ NASA. Nó được phóng lên quỹ đạo lần đầu vào năm 1983. Tàu thường xuyên lắp đặt các vệ tinh nhân tạo. Nó đã thực hiện được 9 phi vụ trước khi bị phá hủy sau 73 giây cất cánh ngày 28 tháng 1, năm 1986 dẫn đến cái chết của 7 thành viên phi hành đoàn. Đây là thảm hỏa tồi tệ đâu tiên trong lịch sử NASA làm ngưng Chương trình tàu con thoi hai năm rưỡi. Nguyên nhân của thảm họa này là do các vòng đệm bằng cao su trong một tên lửa đẩy đã bị hỏng do nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm.
2.Tàu con thoi columbia
Phi hành đoàn của Columbia trên đường tới bệ phóng ngày 16/1/2003.
Tàu con thoi Columbia (số hiệu của NASA: OV-102) là tàu đầu tiên trong phi đội tàu con thoi của NASA có khả năng bay lên vũ trụ. Chuyến bay đầu tiên của nó, STS-1, kéo dài từ 12 đến 14 tháng 4 năm 1981. Vào 1 tháng 2 năm 2003, Columbia vỡ tan trong suốt quá trình hạ cánh trong chuyến bay thứ 28 của tàu làm toàn bộ 7 thành viên phi hành đoàn tử nạn.
Vào buổi sáng 1 tháng 2 năm 2003, tàu con thoi tái nhập vào khí quyển sau một chuyến bay khoa học kéo dài 16 ngày. NASA mất liên lạc vô tuyến vào khoảng 0900 EST, Qua màn hình theo dõi tình trang của tàu, các chuyên gia mặt đất nhận thấy áp suất trên tàu giảm rất nhanh có thể khiến các phi hành gia bị ngất. Trong khi đó một luồng khí cực nóng tràn vào tàu. Module chứa phi hành đoàn tách khỏi tàu và xoay tròn rất nhanh. Nếu các nhà du hành không mất mạng vì những luồng khí nóng thì họ cũng không thể sống sót sau khi cơ thể bị xoay tròn như chong chóng cùng với module. Nói cách khác 7 phi hành gia trên tàu Columbia không có cơ hội sống sót nào. Những băng ghi hình cho thấy tàu đã vỡ ra trong ngọn lửa phía trên tiểu bang Texas, vào độ cao vào khoảng 39 dặm (63 km) và ở tốc độ 12.500 mph (5,6 km/s).
Nguyên nhân được cho là một lượng bọt bằng một chiếc cặp sách rơi vào tấm ván làm bằng chỉ cacbon (tấm thứ tám) bên cánh trái của tàu trong lúc cất cánh 16 ngày trước, làm thủng cánh tàu. Lúc hạ cánh nhiệt độ trong cánh đã tăng lên 4400 độ C và thiêu các bộ phận trong cánh. Một vài người dân ở Texas đã thấy một vài mảnh vỡ bay ra từ tàu trước khi rơi xuống
3.Phi thuyền Apollo 13
Phi thuyền Apolo 13.

Tàu Apollo 13 do tên lửa Saturn khởi động phóng vào không gian lúc 13 giờ ngày 11/04/1970. Chỉ huy con tàu là Jim Lovell, người đã từng thực hiện ba chuyến bay vào vũ trụ. Nhưng sau ba ngày vận hành êm đẹp, đến ngày 13/04, lúc 21 giờ, con tàu đã gặp sự cố. Hệ thống máy tính của tàu không làm việc, các buồng điện hỏng hoàn toàn, lượng khí ô xy trong tàu bị thất thoát và chỉ còn lại rất ít trong khi tàu vẫn tiếp tục bay vào khoảng không vũ trụ.
Cứ mỗi giây trôi qua là cái chết lại đến gần hơn với các phi hành gia. Nếu tàu không thể quay lại trái đất, thì sẽ lạc mãi mãi trong không gian. Để đưa con tàu về, giải pháp nhanh chóng và thông thường nhất là đốt động cơ và cho quay tàu lại. Nhưng giám sát chuyến bay đã suy nghĩ lại, ông cho rằng chưa chắc đây sẽ là giải pháp an toàn và tối ưu. Bình chứa ôxy vẫn chưa cạn kiệt và thời gian vẫn còn. Vì vậy, ông yêu cầu nhân viên của mình phân tích bằng cách đặt câu hỏi trong ba ngày, tức là dựa vào khả năng và phán đoán của họ để tìm cách đưa các phi hành gia trở về trái đất an toàn.
Họ đã nghiên cứu rất kỹ thiết kế của con tàu. Phi thuyền Apollo được thiết kế với nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Phi thuyền có các bộ phận: hệ thống thoát hiểm khi phóng; hệ thống điều khiển; hệ thống hỗ trợ; hệ thống đáp xuống Mặt Trăng và bộ phận thích ứng với Mặt Trăng. Cuối cùng họ đã quyết định dùng hai phần của con tàu là hệ thống điều khiển và hệ thống đáp xuống Mặt Trăng cũng như động cơ của nó làm phi thuyền cứu hộ khẩn cấp. Nhờ vậy mà Apollo 13 trở về Trái đất an toàn vào lúc 10h43 ngày 17/04/1970.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here