Những mảnh ghép của vũ trụ (cuối)

0
3253
Mảnh ghép số 2: Chú mèo của Schrodinger
“Con mèo của Schrodinger” là tên một thí nghiệm tưởng tượng được tiến hành bởi nhà vật lý người Úc Erwin Schrodinger vào năm 1935 nhằm miêu tả một sự thật không hề dễ chịu trong Cơ học lượng tử: Một vài đặc tính của hạt sẽ không thể có được trừ khi các thí nghiệm đo đạc tác động vào hạt đó và buộc nó phải lựa chọn. Câu chuyện diễn ra như thế này: Trong chiếc hộp nhốt một con mèo và một lượng nhỏ chất phóng xạ. Trong khoảng thời gian là 1 giờ đồng hồ, có 50% khả năng là chất này sẽ phân rã và sinh ra một loại độc tố giết chết con mèo, 50% khả năng còn lại là chất này sẽ không phân rã và con mèo sẽ sống sót. Theo vật lý cổ điển, chỉ có một trong hai khả năng này sẽ diễn ra bên trong chiếc hộp, và kết quả sẽ được nhìn thấy bởi một người quan sát bên ngoài khi người đó mở nắp hộp. Nhưng đối với thế giới kỳ quái của Cơ học lượng tử, con mèo không chết cũng không sống, cho đến khi nắp hộp được mở và một người quan sát bên ngoài “đo đạc” lại tình hình. Chừng nào chiếc hộp còn đóng, cả hệ còn ngưng lại ở tình trạng bất định, với con mèo vừa chết lại vừa sống. Thí nghiệm tưởng tượng này giúp hình dung sự kì quái của Cơ học lượng tử, mặc dù có vẻ khá nực cười khi mở rộng từ thế giới của các hạt với kích thước vi mô sang những vật có kích thước vĩ mô như một con mèo.
Mảnh ghép số 1:  Vướng lượng tử – một thứ ma lực không thể lí giải.
Kết nối lượng tử là một trong những tiên đoán nổi tiếng nhất của Cơ học lượng tử. Nó miêu tả trạng thái của hai hạt được “kết nối”, sau đó bị tách ra, kể cả với một khoảng cách lớn như từ Trái Đất tới Mặt Trăng, thì khi tác động lên một hạt, hạt còn lại ngay lập tức cũng bị ảnh hưởng. Hai hạt này giống như hai viên xúc xắc luôn luôn dừng lại ở cùng một số. Khái niệm về Kết nối lượng tử đã làm Einstein phải điên đầu đến mức ông đã gọi nó là “loại lực ma quỷ ở khoảng cách xa”. Nhưng dù kỳ quặc đến đâu, thì hiện tượng này đã được chứng minh là có thật qua các thí nghiệm thực tế, ví dụ như thí nghiệm mà các nhà khoa học “kết nối” 2 tinh thể kim cương ở nhiệt độ phòng bằng cách bắn chùm tia laze vào chúng (laze xanh như trong hình). Các nhà khoa học thậm chí còn hy vọng rằng một ngày nào đó họ sẽ xây dựng được những chiếc máy tính lượng tử có thể lợi dụng đặc tính của cặp hạt được kết nối để đạt tới tốc độ xử lý thông tin siêu nhanh.
Nguồn: http://www.livescience.com/23342-phy…-answered.html
Người dịch: Mèo Fisica – HAS 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here