Thông qua các quan sát được thực hiện bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một thiên hà không có bất kỳ ngôi sao nào được hình thành trong suốt 13 tỷ năm qua. Thiên hà này có tên là JADES-GS-z7-01-QU, trong đó, tiền tố JADES bắt nguồn từ tên của dự án đã phát hiện ra nó. Phát hiện này có thể giúp các nhà thiên văn học làm sáng tỏ bí ẩn tại sao các thiên hà đôi khi phải đột ngột tạm dừng các “nhà máy sản xuất sao” bên trong chúng
Tobias Looser, nhà nghiên cứu tại Viện vũ trụ Kavli thuộc Đại học Cambridge và là tác giả của nghiên cứu này cho biết trong một thông cáo báo chí: “Mọi thứ dường như diễn ra nhanh hơn và kịch tính hơn trong vũ trụ thuở sơ khai, và điều đó có thể bao gồm quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn hoạt động bùng nổ của các thiên hà sang trạng thái yên tĩnh hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn”
1. SỰ HÌNH THÀNH SAO
Các thành viên của nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, JADES-GS-z7-01-QU dường như đã trải qua một đợt hình thành sao ngắn chỉ kéo dài từ 30 đến 90 triệu năm. Quá trình này đã dừng lại khoảng 10 đến 20 triệu năm trước thời điểm chúng ta hướng tầm nhìn về phía nó. Ánh sáng từ thiên hà này phải mất hơn 13 tỷ năm mới đến được Trái Đất, vì vậy, JWST xác định rằng, nó xuất hiện khoảng 700 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn khiến đây là “xác” thiên hà lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Sự hình thành sao trên một thiên hà có thể ngừng hoàn toàn khi các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm tiêu thụ hết bụi và khí liên sao, nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo sao mới. Bên cạnh đó, sự hình thành sao bắt đầu quá nhanh cũng vô tình khiến cho nguyên liệu cạn kiệt nhanh chóng và cắt đứt quá trình tạo sao mới sau này. Nhóm nghiên cứu không chắc liệu những gì họ quan sát được bởi JWST có phải do một trong hai trường hợp trên gây ra hay không, nhưng quan sát những đối tượng như vậy giúp các nhà thiên văn học ghép lại bức tranh hoàn chỉnh về sự phát triển của thiên hà cũng như cách các ngôi sao hình thành, từ đó tạo nên các mô hình chính xác hơn
2. THIÊN HÀ CHẾT
