Ngày 4 tháng 6 – Trăng tròn
Mặt trăng sẽ nằm đối diện của Trái đất so với Mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này xảy ra lúc 10:43. Lần trăng tròn này được các bộ lạc bản địa Mỹ bản địa thời kỳ đầu gọi là Mặt trăng Dâu tây vì nó báo hiệu thời điểm thu hoạch trái chín trong năm. Nó cũng trùng với thời điểm cao điểm của mùa thu hoạch dâu tây. Mặt trăng thời điểm này còn được gọi là Mặt trăng hồng và Mặt trăng mật.
Ngày 4 tháng 6 – Sao Kim đạt vị trí ly giác cực đại phía Đông
Sao Kim đạt ly giác cực đại về phía đông, lên đến 45,4 độ so với Mặt Trời. Đây là thời điểm tốt nhất để ngắm sao Kim vì nó sẽ ở điểm cao nhất phía trên đường chân trời trên bầu trời buổi tối. Hãy tìm kiếm hành tinh này trên bầu trời phía Tây sau khi mặt trời lặn.
Ngày 18 tháng 6 – Trăng mới
Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Trái Đất so với Mặt trời nên chúng ta sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được Mặt trăng trên bầu trời đêm. Pha này sẽ diễn ra vào lúc 11:39. Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát các thiên thể mờ khác như các thiên hà, cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Ngày 21 tháng 6 – Hạ Chí
Hạ chí năm nay diễn ra lúc 21:51. Cực Bắc của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời đạt tới vị trí tối đa về phía Bắc của bầu trời. Mặt Trời sẽ chiếu sáng thẳng lên đường chí tuyến Bắc tại 23,44 vĩ độ Bắc. Đây sẽ là ngày đầu tiên của mùa hè ở Bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa đông ở Nam bán cầu.
Xem thêm lịch thiên văn 2023 tại đây: https://thienvanhanoi.org/lich-cac-su-kien-thien-van-nam-2023
—
Hội Thiên văn Hà Nội (HAS)
Nhóm kiến thức HAS
Biên tập: Diệu Linh