Lịch các sự kiện thiên văn tháng 4 năm 2024

0
95
Mưa sao băng Perseids

Ngày 9 tháng 4 – Trăng Mới

Mặt Trăng sẽ nằm ở cùng phía của Trái đất so với Mặt trời và sẽ không nhìn thấy được trên bầu trời đêm. Pha này xảy ra lúc 01:22 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà, cụm sao vì không có ánh trăng cản trở.

Ngày 22, 23 tháng 4 – Mưa sao băng Lyrids

Mưa sao băng Lyrids thường tạo ra khoảng 20 sao băng mỗi giờ ở đỉnh điểm. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi C/1861 G1 Thatcher để lại, được phát hiện vào năm 1861. Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 4. Cực điểm năm nay rơi vào đêm 22 rạng sáng 23. Những thiên thạch này đôi khi có thể tạo ra những vệt bụi sáng kéo dài trong vài giây. Nhưng thật không may, ánh sáng chói của Tăng Tròn sẽ che khuất tất cả, trừ những sao băng sáng nhất trong đêm. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể quan sát được những bằng mắt thường. Thời gian tốt nhất sẽ là sau nửa đêm. Thiên thạch sẽ tỏa ra từ chòm sao Lyra (Thiên Cầm), và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Mưa sao băng Lyrids trên đài thiên văn Carnegie Las Campanas, bởi Yuri Beletsky

Ngày 24 tháng 4 – Trăng Tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với Mặt Trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này xảy ra lúc 06:50 (giờ Việt Nam). Lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng Hồng vì nó đánh dấu sự xuất hiện của hoa Phlox màu hồng rêu, hay hoa phlox đất hoang, một trong những loài hoa đầu tiên của mùa xuân. Mặt trăng này còn được gọi là Mặt trăng cỏ mọc Nhiều bộ lạc ven biển gọi đây là Trăng Cá vì đây là thời điểm cá Shad bơi ngược dòng để sinh sản.

Xem thêm lịch thiên văn 2024 tại đây: https://thienvanhanoi.org/lich-cac-su-kien-thien-van-nam-2024

Hội Thiên văn Hà Nội (HAS)

Nhóm truyền thông HAS

Biên tập: Diệu Linh

 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here