Phi hành gia huyền thoại Alexei Leonov: người đầu tiên đi bộ trong vũ trụ

0
2648
Phi hành gia huyền thoại Alexei Leonov, vừa mới qua đời ngày 11/10/2019, hưởng thọ 85 tuổi.

Vào năm 1965, phi hành gia Alexei Leonov trở thành người đầu tiên đi bộ trong vũ trụ, một lần nữa chứng minh cho sức mạnh của Liên Xô trong cuộc chạy đua chinh phục không gian.

Sự nghiệp lẫy lừng

Alexei Leonov (1934-2019) là một phi hành gia Liên Xô, nhận nhiệm vụ trên tàu vũ trụ Voskhod 2, là người thực hiện chuyến đi bộ trong không gian đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vừa mới qua đời ngày 11 tháng Mười, 2019.

Kết quả hình ảnh cho Alexei Leonov
Ảnh: cbc.ca

85 năm cuộc đời của Leonov là cả một sự nghiệp lừng lẫy. Giai đoạn 1970-1991, ông đảm nhiệm vị trí phó giám đốc Trung tâm Huấn luyện Phi hành gia. Cùng thời gian đó, vào năm 1975, ông tham gia Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz, chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên hai siêu cường Xô-Mỹ phối hợp cùng nhau, trong đó mô-đun chỉ huy và mô-đun dịch vụ của Hoa Kỳ đã hợp vào mô-đun Liên Xô. Thời gian này chỉ huy Leonov đang là người đứng đầu phi hành đoàn Liên Xô.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 1991, Leonov làm việc với các công trình thương mại và dành thời gian cho nghệ thuật, hội họa, chủ yếu về đề tài vũ trụ. Nhưng trên hết, ông sẽ luôn được mọi người tưởng nhớ vì là người đầu tiên bước chân khoảng không vũ trụ và quay trở lại. Chuyến hành trình này là kịch bản cho bộ phim điện ảnh Spacewalk năm 2017.

Cảnh trong phim Spacewalk 2017

Ứng cử viên hoàn hảo

Mỗi một chuyến bay cần huy động tất cả năng lượng, kiến thức và kỹ năng của bạn”, Leonov thường nói như vậy sau chuyến phiêu lưu của ông. “Tôi chỉ có 12 phút trong không gian vũ trụ. Nhưng bây giờ tôi có thể khẳng định rằng mỗi một phút này cần đến một năm chuẩn bị ở Trái Đất”.

Con đường dẫn ông tới vũ trụ khá điển hình ở Liên bang Xô Viết: sinh ra ở ngoại vi thành phố Kemerovo vùng Siberian (cách Moscow 3600 km về phía đông). Nhờ nỗ lực không ngừng, ông trở thành phi công, đủ kinh nghiệm và lòng dũng cảm để gia nhập đoàn phi hành gia đầu tiên của Liên Xô vào năm 1960 – một năm trước khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay lên quỹ đạo.

Phi công Alexei Leonov. Ảnh: Russian Beyond

Quay trở lại thời điểm đó, Liên bang Xô Viết đang từng bước một chinh phục không gian. Năm 1961, sứ mệnh có người đầu tiên vào không gian diễn ra (Yuri Gagarin). Năm 1963, người phụ nữ đầu tiên (Valentina Tereshkova) bay vào không gian. Năm 1964 diễn ra chuyến bay đầu tiên chở theo nhiều hơn một người. Bước tiếp theo là đưa một phi hành gia vào trong không gian vũ trụ, để người đó một mình trong khoảng không vô tận.

“Trong cuộc gặp với các ứng cử viên mới cho chuyến bay, tôi nhớ anh chàng Leonov nhất”, Boris Chertok, nhà thiết kế tên lửa làm việc trong chương trình không gian Liên Xô, nhớ lại trong cuốn Tên lửa và Con người. “Anh ấy có thứ gì đó, rất giống lòng can đảm của Gagarin… và ánh nhìn rất thu hút.” Chertok không phải là người duy nhất ấn tượng như vậy, chính vì thế Liên Xô đã chọn Leonov cho sứ mệnh này.

Các vì sao và tình trạng khẩn cấp

“Các vì sao lấp lánh bên trái, bên phải, phía trên và phía xa tôi”, Leonov nhớ lại – cảnh tượng kỳ vĩ mở ra trước mắt ông sau bước chân đầu tiên vào khoảng không vũ trụ và vẫn theo ông suốt cả cuộc đời. Ông không hề đơn độc trong chuyến đi kịch tính diễn ra vào tháng Ba năm 1965 này. Tàu Voshod-2 đặt dưới sự chỉ huy của phi hành gia Pavel Belyayev, người giúp Leonov quay trở lại tàu nếu có vấn đề xảy ra.

Alexei Leonov thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên trong không gian, năm 1965,

Điều đó thực sự đã xảy ra! Giả lập tất cả điều kiện của không gian trên Trái Đất là điều không thể. Trong suốt 12 phút lênh đênh cạnh tàu vũ trụ, được kết nối với tàu thông qua một dây nối dài 5,3 mét, bộ quần áo vũ trụ của Leonov bắt đầu phồng lên, khiến cho việc cử động khó khăn hơn. Trong bộ đồ căng phồng như vậy, Leonov gần như không thể quay trở về Voskhod-2, ông di chuyển rất chậm và phải chịu sự quá tải nghiêm trọng. Khả năng bị bỏ lại ngoài không gian đang thực sự hiện hữu.

“[Sau khi quay trở về tàu], tôi cởi bỏ mũ bảo hộ và cố gắng lau khô mồ hôi trên mắt nhưng không thể, như kiểu ai đó đang đổ nước vào đầu tôi vậy”, Leonov nhớ lại. Chuyến phiêu của của ông và Belyayev vẫn chưa hết nguy hiểm: hệ thống tiếp đất tự động bị hỏng nên họ phải hạ cánh thủ công. Để tránh phá hủy bất kỳ vật thể nào trên mặt đất, Belyayev buộc phải lái tàu hướng về vùng Bắc Ural, rồi cả hai nhảy dù khỏi tàu.

Chặng đường dài về nhà

Do hệ thống thông tin liên lạc đã rơi vào trạng thái mất kiểm soát (về sau phát hiện đây là một sự cố nghiêm trọng), hai phi hành gia phải tìm cách sống sót trong rừng, cách thành phố gần nhất hàng trăm cây số trong suốt hai ngày trời. “Chúng tôi khoác quần áo phi hành gia và ở đó trong suốt hai ngày, chúng tôi không có trang phục nào khác”, Leonov kể lại. Cuối cùng, họ đã được giải cứu và đưa về Moscow.

Mọi người chào đón Leonov và Belyayev trở về an toàn. Ảnh: BBC

“Chúng tôi suýt chết ba, bốn lần trong suốt cả sứ mệnh”, Leonov tổng kết. Khác với Pavel Belyayev qua đời vào năm 1970 ở tuổi 40, Leonov đã sống một cuộc đời dài lâu và trọn vẹn, lâu hơn cả đất nước đưa ông bay tới các vì sao (Liên bang Xô Viết đã sụp đổ năm 1991).


Earthgrazer – Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)

Dịch từ RBTH

 

 

 

 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here