Bầu trời tuần này từ 10 đến 17/11: Săn sao chổi Lemmon C/2018 C2

0
32
Một sao chổi sáng đi qua Trái đất và Sao Thiên Vương gặp trận mưa sao băng Leonid xuất hiện trên bầu trời trong tuần này.

Thứ sáu, ngày 10 tháng 11


Sao chổi C/2023 H2 (Lemmon) đi gần Trái đất nhất vào cuối ngày 10/11, cách hành tinh chúng ta 0,19 đơn vị thiên văn, hay AU. (Một AU là khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời là 93 triệu dặm [150 triệu km].)
Điều đó có nghĩa là sao chổi sẽ sáng nhất trong vài ngày tới. Điều này tạo điều kiện cho chúng ta khi quan sát bằng mắt thường vào hầu hết các buổi tối (đặc biệt là không có trăng).
Mặc dù đây không phải là Sao chổi Lemmon hiện tại, nhưng một sao chổi trước đó được quan sát vào năm 2013 và được tìm thấy bởi cùng một kính viễn vọng cũng có hình dáng tương tự: ánh sáng xanh lục với cái đuôi dài và mỏng. Nguồn: Ben (Flickr)
Ở gần Trái đất như vậy, Lemmon dường như di chuyển nhanh chóng trên bầu trời, bao phủ khoảng một phần tư độ mỗi giờ. Lemmon đang di chuyển từ hướng tây bắc sang hướng đông nam. Lưu ý rằng mặc dù các ngôi sao sẽ xuất hiện ở cùng một vị trí vào lúc 6 giờ tối từ bất kỳ vị trí nào, nhưng sao chổi có thể đã di chuyển, tùy thuộc vào múi giờ của bạn và việc bạn nhìn cụ thể là trước hay sau 7 giờ tối theo giờ EST. 
Biểu đồ này hiển thị vị trí của các ngôi sao và sao chổi Lemmon ở phía tây vào lúc 6 giờ chiều ngày 10 tháng 11 năm 2023 theo giờ địa phương. Lưu ý rằng sao chổi có thể ở vị trí hơi khác một chút, tùy thuộc vào múi giờ của bạn, vì nó đang di chuyển nhanh trên bầu trời. Nguồn: Alison Klesman (TheSkyX)
Hầu hết các ống nhòm nào cũng sẽ giúp quan sát được tình trạng của sao chổi. Các nhà nhiếp ảnh thiên văn cũng đã bắt được ánh sáng xanh lục tươi sáng và cái đuôi mỏng của nó.
Hành tinh nhấp nháy nổi tiếng (NGC 6826) trong Cygnus the Swan nằm 2,6° về phía đông nam so với sao Iota (ι) Cygni có cấp sao 3,8 độ. Nguồn: Roen Kelly

Thứ bảy, ngày 11 tháng 11


Không có Mặt trăng cản trở, một vật thể trên bầu trời sâu tuyệt đẹp: Cygnus the Swan (chòm Thiên nga) vẫn còn ở trên cao phía tây vào buổi tối sớm. 
Cách dễ dàng nhất để tìm thấy vật thể này trước tiên là chú ý đến ngôi sao sáng Thiên Tân (Deneb), ngôi sao này đánh dấu đuôi chòm Thiên Nga và ngôi sao cao nhất trong Tam giác Mùa hè khi dấu sao lặn. 
Bản thân tinh vân này có đường kính khoảng 25 inch, tinh vân này dường như “nhấp nháy” liên tục. Kính thiên văn cỡ vừa và nhỏ sẽ hiển thị nó tốt nhất, với khẩu độ lớn hơn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn một chút. 

Chủ Nhật, ngày 12 tháng 11

Bạn sẽ tìm thấy Sao Mộc ở phía đông nam tối nay sau khi trời tối, nằm ở phía nam chòm sao Bạch Dương. Khoảng một giờ trước khi sự kiện bắt đầu, khoảng 9 giờ tối theo giờ EST, Sao Mộc nằm cạnh Europa (vệ tinh thứ 6 của sao Mộc) và Callisto (vệ tinh thứ 2 của sao Mộc). 
Hãy dành chút thời gian để quan sát chi tiết bề mặt của Sao Mộc. Vết Đỏ Lớn có thể nhìn thấy được vào khoảng thời gian này. Cũng có thể nhìn thấy được một số dải mây có màu sắc xen kẽ. 

Thứ Hai, ngày 13 tháng 11

Trăng non chính thức xuất hiện lúc 4:27 sáng theo giờ EST, đảm bảo bầu trời đủ tối sẽ tìm thấy mục tiêu của chúng ta cho đêm nay: sao Thiên Vương.
Sao Thiên Vương là hành tinh xa nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì Sao Hải Vương không bao giờ đủ sáng để nhìn nếu không có thiết bị hỗ trợ quang học.
Ngay cả khi bạn không thể tìm thấy nó bằng mắt thường, Sao Thiên Vương vẫn có thể dễ dàng quan sát được bằng một cặp ống nhòm hoặc bất kỳ kính viễn vọng nào. Nó sẽ trông giống như một ngôi sao hoặc đĩa nhỏ, “phẳng” với màu hơi xám. Đĩa của hành tinh này chỉ dài 4 inch – một minh chứng cho khoảng cách của nó là 18,6 AU, hay 1,7 tỷ dặm (2,7 tỷ km) tính từ Trái đất. Trên thực tế, hành tinh này trải dài khoảng 31.000 dặm (50.000 km), hoặc rộng gấp bốn lần Trái đất!

Thứ Ba, ngày 14 tháng 11

Bạn vẫn có thể thử chụp Trăng lưỡi liềm non mỏng manh vào lúc hoàng hôn, nằm cạnh sao Thủy ở phía tây nam với điều kiện cần một đường chân trời rõ ràng. 
Sao Thủy sẽ dễ dàng được phát hiện hơn; hành tinh nhỏ, sáng này nằm cách Mặt trăng chưa đến 5° một chút, nơi chỉ sáng được 3%. Ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ sẽ thu được hình lưỡi liềm mỏng, được chiếu sáng từ phía dưới bên phải – đó là hướng của Mặt trời.
Sao chổi Tsuchinshan trượt qua Cụm tổ ong (M44) vào giữa tháng, mang đến một khung cảnh tuyệt vời cho các nhà nhiếp ảnh thiên văn chụp lại. Nguồn: Roen Kelly

Thứ Tư, ngày 15 tháng 11

Sao chổi 62P/Tsuchinshan 1 mang đến một khung cảnh tuyệt đẹp khi nó kết hợp với Cụm Tổ ong lấp lánh trên chòm Cự Giải. Bạn có thể bắt gặp nó ở vùng cao ở phía nam vào sáng sớm trước bình minh hoặc vào tối muộn ở phía đông.

Thứ Năm, ngày 16 tháng 11


Sao Thủy đi qua Antares, di chuyển 3° về phía bắc của ngôi sao lúc 1 giờ chiều theo giờ EST. Tuy nhiên, sẽ không được nhìn thấy rõ ràng, vì Scorpius vẫn lặn quá sớm sau Mặt trời để cho Antares có thời gian tỏa sáng. Có thể sao Thủy dễ nhìn thấy hơn một chút so với ngày 14, hiện ở cao 3° sau khi mặt trời lặn 20 phút.
Sao Thủy hiện nằm cách Trái đất 1,3 AU, nó quay quanh Mặt trời bên trong quỹ đạo Trái đất nên dường như trải qua các pha. Hiện tại nó đã sáng được 90 phần trăm, gần đầy. Trong vài tuần tới, nó sẽ suy yếu dần và bề mặt của nó ngày càng ít được Mặt trời chiếu sáng. Quan sát hiện tượng này có thể là một trải nghiệm thú vị, vì vậy hãy nhớ quan sát sao Thủy trên bầu trời buổi tối vài ngày một lần trong tháng khi nó di chuyển từ cung Bọ Cạp về phía đông qua Nhân Mã, chòm sao tiếp theo dọc theo đường hoàng đạo.
Một vệt Leonid bay ngang qua bầu trời gần Orion trong trận mưa rào năm 2020. Nguồn: David Wipf (Flickr)

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 11

Mưa sao băng Leonid hàng năm đạt cực đại vào đêm nay. Thời điểm tốt nhất để quan sát nó là sáng sớm ngày mai khi chòm Sư Tử ở trên bầu trời cao, nhưng nếu bạn là người quan sát vào buổi tối, vẫn có khả năng sẽ có một số sao băng để quan sát khi trận mưa rào đạt cực đại.
Tốc độ tối đa của Leonids: 10 sao/1h – vì vậy đây sẽ không phải là một cơn bão sao băng gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, đây là những sao băng chuyển động đặc biệt nhanh và thường để lại những vệt khí ion hóa dài, phát sáng trong khí quyển. Vì vậy, nếu bạn dành một chút thời gian bên ngoài vào cuối đêm nay hoặc sáng sớm ngày mai, bạn có thể nhìn thấy ít nhất một vài vệt sao băng đáng nhớ trên bầu trời! (Theo: Astronomy)
Hội Thiên văn Hà Nội (HAS)
Dịch và Biên tập: Lý Sơn

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here